Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?

Huyệt đan điền là nơi tập trung nhiều khí lực nhất của cơ thể và hỗ trợ hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vậy đây là huyệt gì, có ưu điểm gì so với các huyệt đạo trong cơ thể? Huyệt đan điền có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Bạn đang đọc: Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?

Trên cơ thể người có hàng trăm huyệt đạo, trong đó ngoài những huyệt cơ bản, còn có những huyệt rất quan trọng với cơ thể vì giúp điều trị và phòng bệnh hiệu quả và những huyệt này cũng tương ứng với những điểm yếu trên cơ thể cần bảo vệ. Huyệt đan điền là một trong số các huyệt quan trọng đó. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về các huyệt đạo của cơ thể và đặc biệt là huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe.

Tìm hiểu về huyệt đạo trên cơ thể

Trước khi tìm hiểu huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe, bạn cần có kiến thức chung về huyệt đạo trong cơ thể. Theo Đông y, huyệt là nơi thần khí hoạt động ra vào và được phân bố khắp cơ thể trên da, cơ, xương, gân. Đây cũng là nơi hội tụ khí của tạng phủ và tỏa ra khắp bên ngoài cơ thể.

Trên cơ thể con người có gần 1.000 huyệt đạo cơ bản khác nhau, gồm 3 nhóm chính là huyệt ngoài đường kinh, huyệt trên đường kinh và các huyệt tại chỗ đau hay còn gọi là a thị huyệt. Y học Cổ truyền chia cơ thể thành 12 đường kinh chính, 8 mạch cộng với 12 kinh biệt và lạc mạch. Các kinh mạch này nối tiếp với nhau thành một hệ thống và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để bảo vệ cơ thể.

Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?

Huyệt theo đông y là nơi thần khi hoạt động ra vào, được phân bổ khắp cơ thể

Theo Đông y, huyệt có những tác dụng sau đây:

Tác dụng sinh lý: Huyệt với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc có quan hệ rất chặt chẽ. Ví dụ huyệt kinh bàng quang có liên hệ mật thiết với kinh bàng quang, tạng bàng quang và tổ chức khác có đường kinh bàng quang đi qua.

Tác dụng trong bệnh lý: Nếu chính khí của cơ thể không khỏe, huyệt là cửa ngõ cho ngoại tà xâm nhập. Thông qua huyệt, những bệnh lý của kinh lạc hay tạng phủ liên quan cũng được biểu hiện như thay đổi nhiệt độ, màu sắc, hình thái,… Từ đó, ta có thể chẩn đoán bệnh thuộc các kinh lạc và tạng phủ tương ứng.

Tác dụng điều trị và phòng bệnh: Có thể điều hòa được những rối loạn của bệnh lý, thiết lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể bằng cách tác động lên huyệt với một lượng kích thích thích hợp. Ví dụ, huyệt túc tam lý có tác dụng điều trị chứng bệnh đau bụng, điều hòa tỳ vị, tăng cường sức khỏe; huyệt hợp cốc được dùng để chữa các bệnh lý như rối loạn chức năng đại tràng, chứng đau răng, hạ sốt, liệt mặt,…

Các huyệt quan trọng trên cơ thể

Các huyệt quan trọng trên cơ thể có hiệu quả điều trị và phòng bệnh cao bao gồm:

Huyệt bách hội

Được dùng để điều trị chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, hay quên,…

Huyệt hợp cốc

Có tác dụng điều trị các bệnh ở vùng đầu, mặt như liệt mặt, đau đầu, đau răng, ngứa mắt, nghẹt mũi, điều trị ra mồ hôi tay, đau vai, đau nhức bàn tay,…

Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?

Những huyệt quan trọng trên cơ thể có hiệu quả điều trị và phòng bệnh cao

Huyệt đản trung

Được dùng để trị khó thở, đau tức ngực, đau tức ở vùng tim, hồi hộp, đánh trống ngực, đau dây thần kinh liên sườn, tăng lượng sữa mẹ.

Huyệt cao hoang

Huyệt được dùng để chữa bệnh như viêm phế quản, khó thở, đau lưng, đau vai, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, di tinh, mộng tinh, trị suy tủy xương,…

Huyệt quan nguyên

Tác dụng của huyệt này là trị đau bụng dưới, chướng bụng, ăn không tiêu, di mộng tinh, sinh lý yếu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện, nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể.

Huyệt khí hải

Đây là một huyệt rất quan trọng giúp nâng cao chính khí, bồi bổ nguyên khí, kinh nguyệt không đều, chứng đau bụng, rối loạn tiểu tiện.

Huyệt mệnh môn

Được sử dụng để sinh nhiệt làm ấm cơ thể, trị đau đầu, đau nhức vùng thắt lưng, người mệt mỏi, tiểu đêm, chân tay lạnh, di tinh, mộng tinh.

Huyệt túc tam lý

Ứng dụng trong việc nâng cao sức đề kháng, chữa đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau cẳng chân, đau thần kinh tọa, bấm huyệt này thường xuyên tăng tuổi thọ.

Huyệt dũng tuyền

Có tác dụng điều trị chân tay lạnh, chứng tiểu đêm, đau gan bàn chân, mất ngủ,…

Huyệt đan điền là gì?

Thuật ngữ đan điền được xuất phát từ một môn phái đạo sư tu luyện về tinh/khí/thần, mà khởi nguồn là từ những bí thuật tu luyện yoga thời cổ đại. Bộ tam bảo này đem lại sức khỏe cho con người. Theo Đông y, đan điền được xem là ruộng trồng đan dược.

Huyệt đan điền là nơi tập trung nhiều khí lực nhất của cơ thể.

Đan điền nằm ở 3 vị trí trên cơ thể là:

  • Thượng đan điền hay còn gọi là đan điền thần, tương ứng với huyệt ấn đường, nằm ở trong sâu, là chỗ giao nhau giữa hai lông mày trên trán.
  • Trung đan điền hay còn gọi là đan điền khí, tương ứng với huyệt đản trung, nằm ở trong sâu, ở trung điểm của đường nối giữa hai núm vú.
  • Hạ đan điền hay còn gọi là đan điền tinh, tương ứng với huyệt khí hải, nằm ở trong sâu, dưới rốn khoảng 3cm, nằm ở phía trước và ở phía sau là huyệt mệnh môn.

Tìm hiểu thêm: Tiềm năng điều trị ung thư bằng liệu pháp proton

Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?
Trung đan điền hay còn gọi là đan điền khí, ở trung điểm của đường nối giữa 2 núm vú

Huyệt đan điền có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, vậy huyệt đan điền có tác dụng gì trong điều trị các chứng bệnh?

Huyệt ấn đường

Vị trí này có tác dụng chữa đau đầu vùng trước trán và an thần rất hiệu quả.

Dùng lực vừa phải thường xuyên massage, day bấm huyệt có thể giúp làm dịu tâm trí, giải tỏa căng thẳng, điều trị mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Huyệt đản trung

Có công dụng giáng nghịch, điều khí, thanh phế, hóa đờm, thông ngực.

Đây là huyệt chuyên chủ trị những cơn khó thở, đau ngực, các cơn hen suyễn tái phát, đau thần kinh liên sườn.

Huyệt khí hải

Huyệt này điều trị các bệnh do suy nhược cơ thể, tắc nghẽn khí huyết, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng quanh rốn, đái dầm, tiểu nhiều, cải thiện bệnh về đường sinh dục, tuyến tiền liệt,…

Trong khí công, huyệt khí hải, đan điền là cái bể chứa nguyên khí của cơ thể, là một trong những vùng tụ khí của cơ thể nên giữ vai trò hết sức quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Khi day bấm vào huyệt khí hải có tác dụng củng cố bồi bổ chức năng của thận, làm giảm huyết áp, tốt cho hệ xương khớp, cải thiện bệnh hen suyễn, khó thở.

Nếu tập dưỡng sinh, tập thở đan điền, khí tụ sẽ luôn dồi dào ở khí hải, đan điền, dẫn đến cơ thể cường tráng, từ đó cũng chuyển hóa ra bên ngoài, giúp làn da luôn săn chắc, trẻ đẹp.

Huyệt đan điền có tác dụng gì với sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: Các loại rau chứa nhiều giun sán mà bạn cần lưu ý

Trong khí công thì khí hải, đan điền là một trong những vùng tụ khí của cơ thể

Tập thở đan điền

Thở đan điền hay gọi là thở bụng là hít vào qua mũi từ từ, dồn khí xuống dưới làm cho bụng phình lên. Sau đó, từ từ thở ra, ép bụng xuống và đẩy hết khí ra ngoài.

Thở đan điền là hít thở sâu, yếu cầu phải diễn ra tự nhiên, không nên cố gắng để tạo ra hơi thở, hãy tập trung ý niệm vào hơi thở và cảm nhận được sự sung mãn, khí huyết lưu thông, âm dương dung hòa, từ đó sức khỏe được cải thiện và tâm an.

Lưu ý:

Các vị trí huyệt đan điền gồm cả thượng, trung, hạ đều nằm trong số 36 huyệt quan trọng (hay thường gọi là tử huyệt), vì vậy tuyệt đối tránh tác động mạnh, va đập đột ngột (kình lực) vào các huyệt này vì sẽ rất nguy hiểm.

Tóm lại, sau khi đọc bài viết “Huyệt đan điền có tác dụng gì?”, bạn đã biết huyệt đan điền thật sự là kho báu cho sức khỏe. Thường xuyên day bấm các huyệt đan điền và tập thở đan điền là điều cần thiết nhưng cần phải thực hiện kiên trì, chớ coi thường mà cần khai thác đều đặn giống như ăn uống hàng ngày, sẽ tốt cho sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *