Trong thai kỳ, có không ít mẹ bầu bị đau đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, sử dụng các loại thuốc giảm đau như Panadol là phương án được nhiều chị em nghĩ đến. Tuy nhiên rất nhiều chị em lo lắng không biết có bầu uống Panadol được không?
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Phụ nữ có bầu uống Panadol được không?
Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống, sử dụng thuốc bởi tất cả những thứ “nạp” vào cơ thể lúc này đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đáng nói, đây lại là giai đoạn hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu và rất dễ mắc bệnh. Nhiều mẹ bầu bị tình trạng đau đầu hành hạ trong thời gian dài phải tìm đến các loại thuốc giảm đau thông thường chứa paracetamol, điển hình là Panadol. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc với chị em phụ nữ. Nhưng việc có thai uống Panadol được không, ảnh hưởng gì đến thai nhi thì vẫn nhiều mẹ bầu chưa nắm rõ.
Contents
Panadol là thuốc gì? Các loại Panadol trên thị trường
Trước khi tìm lời giải đáp bà bầu uống Panadol được không, chị em cần hiểu rõ hơn về thành phần và công dụng của loại thuốc này. Panadol và Panadol Extra là thuốc giảm đau “quốc dân” có mặt trong hầu hết tủ thuốc của gia đình. Sản phẩm này có thành phần chính là hoạt chất paracetamol (acetaminophen) 500 mg, thường được ứng dụng trong thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường.
Hiện nay trên thị trường đang bán rộng rãi 3 loại Panadol với quy cách và thành phần riêng biệt. Nắm được thành phần, công dụng của từng loại sẽ giúp bạn hiểu rõ liệu mang thai có được uống Panadol Extra không.
3 loại Panadol phổ biến hiện nay gồm:
- Panadol xanh: Đây là loại Panadol tiêu chuẩn được bào chế dưới dạng viên nén, bao bì màu xanh dương. Bà bầu uống Panadol xanh được không? Trong 1 viên Panadol xanh chỉ chứa một thành phần duy nhất là paracetamol với hàm lượng 500 mg. Sản phẩm này thích hợp dùng để hạ sốt, giảm đau từ nhẹ đến vừa.
- Panadol đỏ hay Panadol Extra: Tương tự Panadol xanh, Panadol đỏ cũng có dạng viên nén nhưng bao bì màu đỏ. Ngoài 500 mg paracetamol, Panadol đỏ còn chứa 65 mg caffeine. Nhờ đó, Panadol Extra mang lại hiệu quả giảm đau, hạ sốt tốt hơn. Đây chính là thành phần khiến nhiều chị em lo ngại bầu uống Panadol đỏ được không. Nhưng với những người cần sự tỉnh táo khi lái xe hoặc làm việc thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo vì thuốc này không gây buồn ngủ.
- Panadol dạng viên sủi: Có bầu uống Panadol được không? Loại Panadol này có ưu điểm dễ dàng tan trong nước nên mang lại hiệu quả giảm đau, hạ sốt nhanh hơn.
Công dụng của Panadol xanh và đỏ
Panadol chứa paracetamol có khả năng giảm đau và hạ sốt nên nhiều chị em thắc mắc bà bầu đau đầu uống Panadol được không. Dưới đây là một số công dụng và các trường hợp sử dụng Panadol.
Panadol giúp giảm đau nhanh chóng
Tác dụng chính của Panadol là làm giảm cơn đau từ mức độ nhẹ đến vừa. Khả năng giảm đau vượt trội từ đau đầu, đau bụng, đau răng, đau cơ, đau khớp, đau bụng kinh,… Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong điều trị các cơn đau do bệnh lý, đau sau khi làm phẫu thuật, tiểu phẫu. Do đó, thuốc được áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc Cyanide: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Panadol giúp hạ sốt
Panadol chứa paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn và lành tính. Bầu có được uống Panadol không? Thuốc có thể giúp hạ sốt cho mọi đối tượng, cả người lớn, trẻ em và trong hầu hết các trường hợp sốt do bệnh lý, sốt sau tiêm vắc xin,…
Người đang có bầu uống Panadol được không?
Có bầu uống Panadol được không? Panadol là một loại thuốc không kê đơn và an toàn với hầu hết mọi đối tượng nếu dùng đúng mục đích, đúng liều trong hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thuốc khác, Panadol vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết những tác dụng phụ này không nghiêm trọng nên chị em cũng không cần quá lo lắng việc bầu uống được Panadol không. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sử dụng quá liều có thể gây tổn thương gan. Đặc biệt, Panadol Extra không được khuyến nghị dùng khi mang thai vì caffeine có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
Theo phân loại mức độ nguy cơ, hoạt chất paracetamol được xếp vào mức B. Hiểu đơn giản là chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol trên phụ nữ có thai. Vậy, có bầu uống Panadol được không? Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể cân nhắc không sử dụng. Trường hợp cần phải sử dụng thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ, sử dụng với liều lượng phù hợp trong thời gian ngắn.
Nếu đã lỡ uống Panadol khi mang thai, bạn cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy theo dõi sức khỏe của bản thân, thông báo với bác sĩ và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Thai nhi 2 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Khi không dùng Panadol, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách đơn giản để cải thiện tình trạng đau đầu như uống đủ nước, thư giãn tối đa, dùng khăn ấm chườm lên trán, massage,… Những biện pháp này tuy hiệu quả chậm nhưng là giải pháp an toàn cho chị em đang mang bầu. Nếu cơn đau ngày càng dữ dội và kéo dài, bạn nên đi khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
Có bầu uống Panadol được không là vấn đề nhiều người quan tâm vì rất nhiều mẹ bầu bị đau đầu hoặc sốt trong lúc mang thai. Mặc dù không phải đối tượng chống chỉ định nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh Panadol an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó, khi thấy phân vân mang bầu có uống được Panadol không, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều dùng an toàn với bản thân nhé.