Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?

Hội chứng sợ người khác thích mình là tình trạng ám ảnh về tình yêu hoặc sợ hãi phải bắt đầu một mối quan hệ tình cảm với người khác. Thông thường đây là hệ quả từ những tổn thương tâm lý từ trước như bị bỏ rơi, gia đình ly hôn,… Tuy nhiên hội chứng này có thể được chữa trị bằng các liệu pháp chuyên về tâm lý rất hiệu quả và an toàn.

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?

Những người mắc hội chứng sợ người khác thích mình có xu hướng xem tình yêu là một điều vô cùng đáng sợ. Họ sợ tình cảm bị đổ vỡ, bị lừa dối, sợ tổn thương,… Nếu không được kiểm soát và vượt qua tâm lý này sớm, người bệnh có thể sẽ luôn cô đơn một mình đến suốt cuộc đời. Cùng theo dõi bài viết sau của KenShin để hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé.

Hội chứng sợ người khác thích mình là gì?

Những người mắc hội chứng sợ người khác thích mình có nỗi sợ hãi và ám ảnh trong tình yêu. Nỗi sợ hãi này mãnh liệt đến mức họ cảm thấy khó khăn trong quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ yêu đương. Philophobia được ghép từ “Philos” trong Hy Lạp có nghĩa là yêu hay được yêu và “Phobos” có nghĩa là sợ hãi.

Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?

Hội chứng sợ người khác thích mình có nỗi sợ hãi và ám ảnh trong tình yêu

Trong thực tế, rất khó để biết chính xác có bao nhiêu người mắc hội chứng ám ảnh này. Nhiều người sẽ có xu hướng giữ nỗi sợ hãi cho riêng mình hoặc có thể, chính họ cũng không nhận ra rằng họ mắc phải hội chứng sợ người khác thích mình. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy khoảng 1 trong 10 người Mỹ trưởng thành và 1 trong 5 thanh thiếu niên sẽ trải qua hội chứng ám ảnh này trong suốt cuộc đời.

Triệu chứng và nguyên nhân

Không dễ để nhận biết chính xác ai đang mắc phải hội chứng sợ người khác thích mình, tuy nhiên ta có thể dựa vào hoàn cảnh hoặc tìm hiểu những trải nghiệm của đối phương trong quá khứ để xem xét liệu người thân hay bạn bè xung quanh ta có khả năng mắc phải hội chứng này không.

Ai có nguy cơ mắc hội chứng sợ người khác thích mình?

Thông thường, phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mắc hội chứng rối loạn ám ảnh này hơn nam giới. Các yếu tố tự nhiên có thể tác động đến người bệnh bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Việc chứng kiến ​​cha mẹ hoặc người thân đã từng mắc phải hội chứng ám ảnh hoặc rối loạn lo âu có thể khiến bạn dễ có những nỗi sợ hãi tương tự.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy một số người có những thay đổi về gen sẽ dễ mắc chứng rối loạn lo âu và ám ảnh hơn.
  • Những nỗi ám ảnh khác: Người mắc hội chứng sợ người khác thích mình có thể cũng mắc hội chứng sợ cam kết (homophobia), bị từ chối hoặc bị bỏ rơi.

Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?

Chứng kiến ​​cha mẹ ly hôn là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người khác thích mình

Tại sao chúng ta sợ người khác thích mình?

Thông thường, mọi người cho rằng nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh của mình bắt nguồn từ những trải nghiệm đau thương thời thơ ấu. Vì vậy, chúng ta nghĩ rằng nếu mình không nảy sinh tình cảm yêu thương với ai đó, chúng ta sẽ không còn đau lòng nữa. Vậy nên, các nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng này bao gồm:

  • Những mối quan hệ bị rạn nứt trước đây: Những đứa trẻ từng trải qua việc cha mẹ ly hôn, qua đời hoặc từng bị bỏ rơi, bị lạm dụng có thể khó cảm nhận được tình yêu dành cho nhau. Những người trưởng thành từng trải qua sự phản bội, ly hôn cũng như vậy.
  • Sợ bị từ chối hoặc bị bỏ rơi: Việc bị cha mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ có thể dẫn đến hội chứng sợ người khác thích mình. Người lớn từng bị bạn đời hoặc bạn bè từ chối nhiều lần cũng có thể trở nên sợ yêu.
  • Áp lực văn hóa hoặc tôn giáo: Một số nền văn hóa không cân nhắc nhiều về tình yêu khi tiến tới hôn nhân có thể khiến bạn sợ yêu người khác hoặc sợ người khác yêu mình. Ví dụ, một người trong cộng đồng LGBT có thể sợ hãi tình yêu nếu tôn giáo hoặc văn hóa của họ phản đối mối quan hệ này.
  • Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế: Một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, tình yêu và sự công nhận từ cha mẹ hoặc những người bé tin tưởng có thể sẽ có xu hướng kết nối tốt hơn với người lạ thay vì những người yêu thương chúng.

Tìm hiểu thêm: Đốm nâu trong mắt là gì? Do những nguyên nhân nào gây ra?

Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?
Áp lực văn hóa hoặc tôn giáo không khuyến khích cộng đồng LGBT

Làm thế nào để điều trị hội chứng sợ người khác thích mình?

Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) có thể giúp người bệnh vượt qua hội chứng sợ người khác thích mình. Việc trị liệu tâm lý này có thể giúp bạn nhận biết những suy nghĩ và hành vi khiến bạn sợ người khác thích mình.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định một loại liệu pháp điều trị được gọi là liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống (systemic desensitization therapy). Liệu pháp tiếp xúc này giúp ích cho hơn 90% những người mắc một hội chứng rối loạn ám ảnh cụ thể nào đó. Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống hoạt động theo các nguyên lý sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn như bài tập thở sâu và thiền để kiểm soát các triệu chứng.
  • Khi áp dụng các bài tập trên, dần dần bạn sẽ bắt đầu có cảm giác thích một ai đó.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ giao cho người bệnh những nhiệm vụ thực tế giúp bạn cảm thấy thoải mái trong việc cho và nhận tình yêu.

Hội chứng sợ người khác thích mình (Philophobia): Làm thế nào để điều trị?

>>>>>Xem thêm: Ung thư xương vai là bệnh gì? Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương vai

Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống (systemic desensitization therapy)

Có thể thấy, việc muốn bảo vệ bản thân khỏi nỗi đau là một điều tự nhiên. Nhưng tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu hội chứng sợ người khác thích mình (hội chứng sợ yêu) gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của bạn. Nên nhận biết và thực hiện các biện pháp chữa trị hợp lý từ sớm để nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *