Chromophobia là hội chứng sợ màu sắc mà những người mắc phải đều có cảm giác rối loạn ám ảnh cực độ với một hoặc hai màu cụ thể. Tồn tại nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể do hệ quả của sự rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc do các tổn thương từng trải qua có gắn liền với một màu sắc nào đó, cũng có thể do văn hóa từng vùng miền.
Bạn đang đọc: Hội chứng sợ màu sắc (Chromophobia): Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Có nhiều nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mà chúng ta không biết. Một trong số đó là hội chứng sợ màu sắc, còn được gọi là Chromophobia với “chromos” là màu sắc và “phobos” là sợ hãi trong tiếng Hy Lạp. Một người bị mắc hội chứng này sẽ có cảm giác ác cảm hoặc sợ hãi với một hoặc nhiều màu khác. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé.
Contents
Hội chứng sợ màu sắc là gì?
Chromophobia (hay hội chứng sợ màu sắc) là nỗi sợ hãi mãnh liệt về màu sắc. Hầu hết những người mắc chứng rối loạn này đặc biệt sợ một hoặc hai màu. Có trường hợp những người mắc hội chứng này bị ám ảnh về tất cả các màu sắc, hoặc có thể họ chỉ nhạy cảm với những màu sáng.
Những người mắc hội chứng sợ màu sắc thường cảm thấy cực kỳ khó chịu hoặc lo lắng khi nhìn thấy màu sắc gây ra nỗi ám ảnh của họ. Họ có thể khó thở, đổ mồ hôi nhiều hoặc thậm chí lên cơn hoảng loạn. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của người bệnh.
Hội chứng sợ màu sắc phổ biến đến mức nào?
Rất khó để có thể xác định số lượng người mắc hội chứng ám ảnh và sợ hãi màu sắc này. Vì có thể người bệnh sẽ không chia sẻ nỗi sợ hãi, ám ảnh này với người khác hoặc chính họ cũng không nhận ra tình trạng bệnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, người bệnh có thể vô tình phát hiện mắc hội chứng này khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế về tâm lý.
Nguyên nhân xuất hiện hội chứng sợ màu sắc
Một nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng sợ màu sắc được phát hiện là sự rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder – PTSD). Những sự kiện đau buồn thuở nhỏ cũng có thể khiến tâm lý của người bệnh có nỗi ám ảnh với một màu sắc trong sự kiện này.
Tìm hiểu thêm: Tinh hoàn xuống bìu ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Các nguyên nhân khác gây ra hội chứng sợ màu sắc cũng do văn hóa. Tồn tại các nền văn hóa coi một số màu sắc nhất định là điều không thuận lợi và việc này có thể khiến mọi người sợ những màu sắc đó. Điều này gây ra những phản ứng lo lắng, sợ hãi khi người bệnh nhìn thấy màu sắc đó.
Các triệu chứng của hội chứng sợ màu sắc
Các biểu hiện của hội chứng sợ màu sắc có thể khác nhau giữa mỗi người. Một số trường hợp nhẹ có thể xuất hiện dưới dạng lo âu mãn tính trừ khi người bệnh nhận thấy mối quan hệ giữa nỗi sợ hãi với màu sắc. Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng bao gồm:
- Lo âu cực độ hoặc xuất hiện các cơn hoảng loạn;
- Hụt hơi;
- Khô miệng;
- Căng thẳng hoặc run rẩy;
- Đổ mồ hôi quá mức;
- Nhịp tim không đều;
- Buồn nôn;
- Không có khả năng nói.
Hậu quả của nỗi ám ảnh này có thể có tác động lâu dài đến cuộc sống của chúng ta. Các bệnh nhân có thể bị trầm cảm và thiếu hứng thú với các mối quan hệ xung quanh do những hạn chế về tâm lý của họ. Khi phải sống chung với nỗi ám ảnh này người bệnh thường rất khó có thể rời khỏi nhà mà không lo lắng và sợ hãi.
Điều trị chứng sợ màu sắc
Cũng như những nỗi ám ảnh khác, việc điều trị sớm hội chứng sợ màu sắc sẽ đem lại những tác động tích cực đến cuộc sống của chúng ta. Quá trình điều trị này có thể không loại bỏ được nỗi sợ hãi nhưng có thể giúp người bệnh học được cách đối phó và sống chung với nó.
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy)
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một cách điều trị phổ biến cho các hội chứng có tình trạng lo âu và sợ hãi. Liệu pháp này giúp điều chỉnh cảm xúc và cung cấp cơ chế đối phó cho người bệnh. Mục đích cuối cùng của liệu pháp là đảm bảo người bệnh có thể áp dụng các kỹ năng đã học được trong quá trình điều trị vào cuộc sống hàng ngày.
Thôi miên
Thôi miên là một kế hoạch điều trị có sẵn khác và cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Sau quá trình thôi miên, bệnh nhân có thể trở nên cởi mở hơn với những suy nghĩ và tình huống mới. Đồng thời, nhà thôi miên có thể khuyến khích người bệnh có cái nhìn tích cực về màu sắc hoặc sự kiện đau buồn trong quá khứ.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần siêu âm tim? Lưu ý nên biết khi thực hiện phương pháp siêu âm tim
Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống (systemic desensitization therapy)
Ngoài việc áp dụng riêng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), các chuyên gia có thể kết hợp CBT với liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống (systemic desensitization therapy). Việc kết hợp này giúp mỗi cá nhân giải quyết nỗi sợ hãi khi được tiếp xúc dần dần với các màu sắc. Điều này có thể giúp bệnh nhân thư giãn và mang lại cho họ không gian an toàn hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hội chứng sợ màu sắc. Có thể nhận biết được các dấu hiệu, nguyên nhân và biết được các cách điều trị hiệu quả. Chúng ta nên ưu tiên các phương pháp điều trị không dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. KenShin mong rằng những người mắc hội chứng sợ màu sắc có thể học cách kiểm soát nỗi sợ hãi và vượt quá chúng.