Hiện nay, xu hướng sống độc thân, ngại kết hôn, sợ làm đám cưới, không muốn có con đang xuất hiện với tỷ lệ ngày một gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng này ngày càng trở nên đáng lo ngại hơn khi nó không còn đơn thuần chỉ là một hiện tượng cá nhân, mà đang trở thành một hội chứng tâm lý đặc biệt, các chuyên gia gọi đó là hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia).
Bạn đang đọc: Hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia): Nguyên nhân và cách vượt qua
Kết hôn có thể là ước mơ của người này nhưng đồng thời cũng là cơn ác mộng với người khác. Chưa kết hôn vì chưa tìm được người phù hợp là một trong những nguyên nhân quen thuộc. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tìm được tình yêu của đời mình và có mong muốn gắn bó lâu dài, rất nhiều người vẫn nói không với hôn nhân và tiếp tục cuộc sống độc lập một mình. Tâm lý học gọi đây là hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia). Vậy thực hư hội chứng này như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Hội chứng sợ kết hôn là gì?
Hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia/Fear of Marriage) là một dạng rối loạn tâm lý ít gặp và được xếp vào nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi (ám ảnh sợ đặc hiệu). Hội chứng này đặc trưng bởi nỗi sợ hãi và sự lo lắng quá mức liên quan đến việc kết hôn hay gắn kết giữa hai cá thể trong một mối quan hệ lâu dài.
Với ý nghĩ sẽ gắn kết cuộc sống của mình với một người khác có thể khiến cho người mắc hội chứng sợ kết hôn xuất hiện cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể có cảm giác hoảng loạn, mất kiểm soát về hành vi và cảm xúc.
Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, với những tư tưởng độc lập, tự chủ và tự do đã khiến cho nhiều người trở nên sợ hãi việc kết hôn. Trong những năm gần đây, theo số liệu được thống kê, tỷ lệ người kết hôn đang giảm đi đáng kể, trong khi tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng lại tăng lên nhanh chóng. Nhiều người chấp nhận lựa chọn cuộc sống độc thân và họ cảm thấy vui vẻ, hài lòng với điều đó.
Hội chứng Gamophobia là bệnh hiếm gặp, ít được nghiên cứu đến. Tuy nhiên, có thể khẳng định trong tương lai tỷ lệ mắc hội chứng này sẽ tăng lên đáng kể. Về lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề trong gia đình và xã hội.
Các biểu hiện của hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia)
Với sự phát triển của thế giới hiện nay, nhiều người chọn lối sống độc thân, họ thích cảm giác tự do, tự tại, không bị ràng buộc. Họ sợ sẽ mất đi cảm giác này nên họ chọn từ chối kết hôn hay gắn kết lâu dài với đối phương. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm xúc nhất thời tại thời điểm cụ thể và có thể thay đổi khi họ bình tĩnh hơn hoặc khi thay đổi môi trường. Cho nên bạn đừng lầm tưởng đây là hội chứng sợ kết hôn nhé!
Những người được xác định mắc hội chứng Gamophobia sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy vào mức độ và trải nghiệm của họ trong quá khứ. Đa phần, họ thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi và nỗi sợ này kéo dài tối thiểu 6 tháng, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, sức khỏe tinh thần của họ.
Những người mắc hội chứng sợ kết hôn sẽ có một vài đặc điểm nhận biết như sau:
- Luôn có tâm lý sợ hãi, lo lắng, bất an, suy nghĩ tiêu cực, cực đoan về các vấn đề liên quan đến kết hôn, yêu đương hay sự ràng buộc trong một mối quan hệ lâu dài.
- Mang tâm lý né tránh, phớt lờ các sự kiện, cuộc trao đổi hay tranh luận liên quan tới hôn nhân.
- Tự ti về bản thân, tự suy nghĩ rằng bản thân không có khả năng mang lại hạnh phúc cho người khác, không xứng đáng có được tình yêu.
- Có xu hướng không muốn yêu đương, từ chối tình cảm của đối phương mặc dù cả hai đang phát triển rất tốt.
- Đôi khi sẽ có thái độ cáu gắt, tức giận hay thậm chí trở nên mất kiểm soát trong hành vi khi ai đó nhắc đến vấn đề quan hệ tình cảm hay hôn nhân.
- Ngoài ra, người mắc hội chứng Gamophobia có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, run rẩy, ra mồ hôi,… khi bị bắt buộc tham gia các tình huống liên quan đến hôn nhân gia đình.
Tìm hiểu thêm: Tại sao uống thuốc kháng sinh bị nấc?
Các nguyên nhân gây ra hội chứng sợ kết hôn
Cho đến hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ám ảnh này. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, hội chứng sợ kết hôn có thể liên quan đến một số nguyên nhân dưới đây.
Những đối tượng này thường sẽ có những cái nhìn và suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân, cũng như đời sống gia đình. Theo thời gian, nỗi sợ này có thể lớn dần lên dẫn đến hội chứng sợ kết hôn và/hoặc đi kèm các vấn đề tâm lý khác.
Từng thất bại trong hôn nhân
Những người từng thất bại trong hôn nhân cũng là một trong những đối tượng có khả năng cao mắc hội chứng sợ kết hôn, đặc biệt là khi bạn đời là người tệ bạc, lưu manh, lăng nhăng, rượu chè, cờ bạc, khác hẳn so với khi chưa kết hôn. Người sống trong gia đình không hạnh phúc và từng thất bại trong hôn nhân rất dễ hình thành nỗi sợ về việc gắn bó lâu dài trong một mối quan hệ.
Những nỗi bất an trong tiềm thức
Hôn nhân không chỉ đơn thuần là việc hai người dọn về sống chung với nhau. Bạn sẽ phải chia sẻ trách nhiệm về kinh tế, nhiệm vụ trong sinh hoạt gia đình, tinh thần và cảm xúc với đối phương và nhiều người thân khác. Ở những người mắc hội chứng Gamophobia thường cảm thấy không tự tin, không sẵn sàng, thậm chí là hoảng sợ trước việc phải san sẻ những trách nhiệm này và chọn cách sống cô đơn độc lập.
Nền tảng gia đình không hạnh phúc
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, những người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình không trọn vẹn như gia đình có bố mẹ ly hôn, ly thân, xung đột gia đình hoặc chứng kiến cảnh bạo hành, đánh đập nhau trong gia đình,… có khả năng mắc hội chứng Gamophobia cao hơn so với người bình thường khác.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?
Các bệnh về tâm lý
Một người mắc một bệnh về rối loạn tâm lý cũng có thể cảm thấy không sẵn sàng trước hôn nhân bởi cảm giác tự ti về khả năng duy trì một mối quan hệ hoặc những ký ức không tốt đẹp ở sâu trong tiềm thức khiến họ nghĩ rằng bản thân không xứng đáng được yêu thương. Họ hình thành những suy nghĩ tiêu cực về việc kết hôn và có những đánh giá không đúng về bản thân. Những suy nghĩ này tích tụ, lâu dần theo thời gian sẽ khiến cho bản thân họ xuất hiện nỗi sợ dai dẳng về vấn đề hôn nhân và cuối cùng là hình thành hội chứng sợ kết hôn.
Yếu tố di truyền
Hội chứng sợ kết hôn có thể liên quan đến một số yếu tố di truyền. Trong trường hợp gia đình có tiền sử về rối loạn lo âu thì khả năng mắc bệnh về tâm lý nói chung và hội chứng sợ kết hôn nói riêng của các thành viên trong gia đình sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố nguy cơ, khi gặp các yếu tố thúc đẩy như trải qua các tổn thương liên quan đến kết hôn hoặc vấn đề về tình cảm thì nỗi sợ có thể chuyển biến thành hội chứng.
Cách để vượt qua hội chứng sợ kết hôn
Những người mắc hội chứng sợ kết hôn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, tình cảm, các mối quan hệ,… Để giúp cho người bệnh có thể thay đổi tích cực hơn, có được cuộc sống tình cảm tốt đẹp hơn thì họ cần phải tiến hành trị liệu càng sớm càng tốt. Mục đích chính của các liệu pháp đó là giúp bệnh nhân kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, thay đổi nhận thức theo hướng tích cực đối với những vấn đề liên quan đến kết hôn.
Các chuyên gia về tâm lý khuyến cáo nên sử dụng các liệu pháp tâm lý. Tuỳ thuộc vào mức độ và từng trường hợp của mỗi cá nhân mà các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ lựa chọn các liệu pháp áp dụng phù hợp. Một số liệu pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), tư vấn tâm lý, liệu pháp phơi nhiễm hay liệu pháp tâm động học,…
Trong trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Gamophobia có xuất hiện các biểu hiện của bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng loạn,… thì có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc phù hợp, hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát cảm xúc, tinh thần để quá trình trị liệu tâm lý diễn ra dễ dàng hơn. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta,… Việc dùng thuốc cần đảm bảo tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay tăng liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Những thông tin trong bài viết phía trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia). Nếu không may bạn hoặc người thân đang mắc chứng bệnh này, hãy trang bị những kiến thức hữu ích để tìm cách kiểm soát và vượt qua nỗi sợ. Kiểm soát được nỗi sợ sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong các mối quan hệ và sẽ không phải đối mặt với những căng thẳng, đau khổ hay bất an dai dẳng.