Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) không đơn thuần là cảm giác sợ hãi các loài cá có kích thước lớn mà người bệnh thường xuyên phải đối mặt với nỗi sợ hãi trước tất cả các loài cá, bao gồm cả cá nhỏ và cá ăn được. Tỷ lệ mắc hội chứng này khá thấp nên đến nay, hội chứng sợ cá không mấy phổ biến.
Bạn đang đọc: Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia)
Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) thường có các biểu hiện không mấy rõ ràng nên việc bệnh nhân được tiếp cận điều trị sớm, kịp thời là khá hiếm gặp. Để hiểu hơn về hội chứng này, KenShin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Contents
Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) là gì?
Cá là loài động vật khá thân thuộc và cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, quen thuộc hàng ngày với nhiều gia đình. Bên cạnh các loài cá dùng là thực phẩm còn có các loài cá lớn, có tính đe dọa cao như cá mập, cá voi, cá sấu,… có thể khiến một số người sợ hãi mỗi khi nhắc đến hoặc chứng kiến. Tuy nhiên, nỗi sợ này không phải hội chứng sợ cá.
Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) không phải là nỗi sợ cá lớn thông thường mà thuật ngữ này dùng để chỉ một loại rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu điển hình bởi nỗi sợ hãi phi lý, kéo dài về tất cả các loài cá, bao gồm cả các loài lành tính, cá ăn được hoặc cá nhỏ.
Khác với nỗi sợ các loài cá lớn và nguy hiểm, hội chứng sợ cá khiến người bệnh luôn thường trực nỗi sợ vô hình, phi lý về các loài cá. Cũng vì cảm giác sợ hãi này mà người mắc hội chứng sợ cá gần như né tránh tất cả các món ăn chế biến từ cá, hình ảnh, video, thông tin, phim ảnh,… có cá xuất hiện.
Người mắc hội chứng sợ cá có thể sợ cả cá sống và cá đã chết. Vì có biểu hiện khác biệt trước những loài cá nên người bệnh bị ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khi thấy cá, người bệnh có các triệu chứng của hội chứng sợ cá và tinh thần trở nên hoảng loạn hơn, khó kiểm soát cảm xúc, hành động nên được điều trị với phương án thích hợp.
Dấu hiệu của hội chứng sợ cá
Hội chứng sợ cá có nhiều điểm tương đồng với các ám ảnh sợ đặc hiệu khác. Dấu hiệu điển hình nhất khi nói đến hội chứng sợ cá chính là cảm giác sợ hãi tất cả các loài cá một cách vô lý, nỗi sợ kéo dài dai dẳng trong thời gian ít nhất là 6 tháng.
Khi người mắc hội chứng sợ cá nhìn thấy cá, dù là cá thật hay thông qua hình ảnh, video, cá sống hay cá đã chết,… cũng đều kéo theo rất nhiều cảm xúc tiêu cực và khi triệu chứng của hội chứng sợ cá bắt đầu xuất hiện, cơ thể trở nên mất kiểm soát. Tình trạng này khi kéo dài có thể làm người bệnh cố tìm mọi cách để trốn tránh tình huống phải nhìn thấy cá. Theo thời gian, hội chứng sợ cá có thể gây ra nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng, nhất là với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các dấu hiệu cụ thể của hội chứng sợ cá gồm:
- Luôn có cảm giác sợ hãi, hoảng loạn trước tất cả các loài cá nguy hiểm, cá nhỏ, cá ăn được, cá lành tính,…
- Có nỗi sợ phi lý và kéo dài tối thiểu 6 tháng liên quan đến các loài cá, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc và học tập của người bệnh.
- Luôn chủ động né tránh, trốn tránh trước tình huống phải nhìn thấy cá hoặc tiếp xúc với cá, điển hình như khu vực bán cá ở chợ, siêu thị, món ăn từ cá,…
- Nghĩ đến cá bệnh nhân có cảm giác sợ hãi lạ thường, có thể đi kèm cảm xúc tiêu cực khác như la hét, khóc lóc, tuyệt vọng, đổ mồ hôi hột, chân tay lạnh, buồn nôn,…
- Nhìn thấy cá làm người bệnh cảm thấy khó thở, nghẹn thở hoặc tháo chạy nhanh chóng khỏi khu vực có cá.
Đa phần bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá đều có thể nhận ra nỗi sợ phi lý của mình mỗi khi nhìn thấy cá, tuy nhiên khi nỗi sợ kéo đến, họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát nỗi sợ này.
Đối với trẻ em, hội chứng sợ cá có thể được nhận ra thông qua các biểu hiện như:
- La hét, bỏ chạy, khóc lóc mỗi khi nhìn thấy cá;
- Tức giận, kích động hơn khi thấy cá;
- Run rẩy, chân tay lạnh;
- Bám chặt lấy bố mẹ;
- Hoảng loạn cực độ, thậm chí ngất xỉu.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh về lòng bàn chân thường gặp
Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ cá
Đến nay, nền khoa học hiện đại chưa thể xác định chính xác nguyên nhân vì sao gây nên hội chứng sợ cá. Tuy nhiên các nhà khoa học có thể khoanh vùng được các yếu tố dẫn đến tình trạng này.
Di truyền: Di truyền là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến nguy cơ mắc hội chứng sợ cá. Nếu bố mẹ, người thân có người mắc hội chứng sợ cá thì khả năng bạn cũng mắc hội chứng này cao hơn so với người bình thường.
Tiền sử rối loạn tâm thần: Hội chứng sợ cá được phát hiện nhiều hơn ở người có tiền sử bị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc các chứng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu khác.
Trải nghiệm tiêu cực: Cũng giống với các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu khác, hội chứng sợ cá có thể xuất phát từ các chấn thương tâm lý, trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có liên quan đến cá, ví dụ như bị cá tấn công, bị lây bệnh từ cá,…
Vấn đề văn hóa: Theo các khảo sát, hội chứng sợ cá có liên quan khá mật thiết đến tập tục, văn hóa của các bộ lạc Navajo sống tại Bắc Mỹ. Bộ lạc này có văn hóa không tiếp xúc và không ăn các món từ cá nên nguy cơ dẫn đến hội chứng sợ cá cao hơn.
Điều trị hội chứng sợ cá
Vì là hội chứng hiếm gặp và chưa có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh nên hội chứng sợ cá đến nay vẫn chưa có phương án điều trị chuyên dụng. Với người mắc hội chứng sợ cá bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp như:
Liệu pháp tiếp xúc: Đây được đánh giá là liệu pháp có hiệu quả cao nhất trong điều trị hội chứng sợ cá nói riêng và các chứng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nói chung. Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với cá bằng nhiều cách dưới sự hỗ trợ, giám sát của chuyên gia, bác sĩ với tần suất tiếp xúc ngày một tăng nhằm giảm nỗi sợ.
Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp này có hiệu quả khá tốt đối với các rối loạn tâm thần, hỗ trợ cải thiện nỗi ám ảnh của bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ giúp người bệnh thay đổi ỹ nghĩ về cá, giảm những suy nghĩ tiêu cực về các loài cá và sau đó tiến để cải thiện hành vi, cảm xúc.
Liệu pháp thôi miên: Được thực hiện để giảm thiểu cảm giác căng thẳng, lo lắng, sợ hãi tột độ của bệnh nhân mắc hội chứng sợ cá.
Sử dụng thuốc: Ngoài các biện pháp cải thiện mặt tâm lý, thuốc cũng được chọn dùng để hỗ trợ điều trị hội chứng sợ cá. Các loại thuốc dùng phổ biến cho bệnh nhân là thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến không có tim thai ở tuần thứ 9 và hướng xử trí
Trên đây là những thông tin về hội chứng sợ cá (Ichthyophobia) mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này. Nếu nghi ngờ người thân, bạn bè hoặc chính bản thân mình mắc Ichthyophobia, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.