Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

Sợ bóng tối là một vấn đề về tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Ở mức độ nghiêm trọng, nỗi sợ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, khiến cho người mắc bệnh phải thường xuyên sống trong cảm giác lo âu, trầm cảm, căng thẳng hoặc luôn có suy nghĩ về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong bóng tối. Hiện tượng này gọi là hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia). Vậy cụ thể hội chứng sợ bóng tối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp khắc phục tình trạng này là gì?

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

Người mắc phải hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, run rẩy, khó thở khi phải ở trong bóng tối. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối, né tránh những nơi không có ánh sáng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình. Lâu dần theo thời gian, hội chứng sợ bóng tối sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của người mắc phải, thậm chí có thể phát sinh thêm nhiều vấn đề về tâm lý khác.

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì?

Hội chứng sợ bóng tối hay còn được gọi là Nyctophobia là một thuật ngữ để diễn tả nỗi sợ tột độ, vô lý và dai dẳng đối với bóng tối. Thông thường, hội chứng sợ bóng tối khá dễ nhầm lẫn với những nỗi sợ thông thường. Nỗi sợ này cần kéo dài ít nhất 6 tháng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người mắc phải.

Lúc còn bé, mỗi người đều đã phải đối mặt với nỗi sợ bóng tối bởi chúng ta không thể nhìn rõ vật thể và những hoạt động xung quanh. Thực chất đây chỉ là một hiện tượng bình thường của tâm lý. Tuy nhiên, khi nỗi sợ này biểu hiện ở mức độ bất thường đi kèm với những rối loạn tâm lý, kéo dài theo thời gian có thể gây ra hội chứng sợ bóng tối, ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần của người đó.

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là một dạng rối loạn tâm lý

Bởi vì hội chứng này khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với những nỗi sợ thông thường, bạn nên chuẩn bị các kiến thức cần thiết về hội chứng sợ bóng tối để kịp thời phát hiện tình trạng bất thường của người bệnh và có thể được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bóng tối

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bóng tối, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính xác nào. Theo các chuyên gia, hội chứng Nyctophobia có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố thường gặp:

Ám ảnh từ quá khứ

Trong quá khứ, nếu bạn đã từng có những trải nghiệm tiêu cực chẳng hạn như bị bạo lực, cưỡng hiếp ở những nơi đen tối, bị bỏ rơi hay thất lạc cha mẹ trong đêm, bị cướp bóc hay bị giam cầm ở nơi không có ánh sáng hay đôi khi chỉ là từng bị hù dọa trong đêm tối cũng khiến rất người đó xuất hiện những nỗi lo lắng, ám ảnh với bóng tối. Những ký ức này có thể là điều kiện thuận lợi để hình thành nên hội chứng sợ bóng tối.

Ảnh hưởng từ những câu chuyện huyền bí, tâm linh

Những người đã từng nghe hay xem các bộ phim về ma quỷ hay đã từng chứng kiến các câu chuyện liên quan đến tâm linh, ma quỷ cũng rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý, tiêm nhiễm nỗi sợ bóng tối vào tâm trí họ, đặc biệt là trẻ em, nữ giới hay người có tâm lý yếu.

Yếu tố gia đình

Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh tâm thần, từng có người mắc hội chứng sợ bóng tối hoặc được bố mẹ bảo bọc quá mức, lo lắng thái quá thậm chí không cho con bước đi một mình trong đêm tối cũng dễ làm tăng nguy cơ ám ảnh bóng tối trong tâm trí của con.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin mà bạn cần biết về vắc xin Td

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?
Ám ảnh từ quá khứ là một yếu tố có thể gây ra hội chứng sợ bóng tối

Biểu hiện của người mắc hội chứng sợ bóng tối

Hội chứng Nyctophobia có những biểu hiện khiến người ta dễ nhầm lẫn với nỗi sợ bóng đêm. Ở những người mắc hội chứng này sẽ có những nỗi sợ, lo lắng quá mức, rối loạn hoảng loạn khó kiểm soát. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ bóng tối:

  • Lo sợ quá mức vô lý về bóng đêm và tình trạng này kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Cảm giác lo lắng, bất an khi ở bóng tối luôn thường trực trong tâm trí người bệnh. Thậm chí không thể ở trong bóng tối hay đi qua những nơi quá tối một mình
  • Khi đối diện với bóng tối, người bệnh sẽ trở nên hoảng loạn, sợ hãi và thậm chí có thể cảm thấy khó thở, choáng váng, chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt tái xanh, ngất xỉu,…
  • Một số trường hợp có thể nghiêm trọng hơn, người bệnh lo lắng mất kiểm soát, hoảng loạn, la hét, có những hành động tự làm hại mình khi phải đối mặt với bóng đêm
  • Có xu hướng né tránh bóng tối như hạn chế ra ngoài vào ban đêm hoặc đến những nơi ít ánh sáng như rạp chiếu phim, hang động
  • Luôn luôn bật đèn khi ngủ, không dám ngủ một mình, ngủ không ngon, dễ gặp ác mộng. Một số người để trốn tránh sự sợ hãi với bóng tối bao trùm khi ngủ, họ sẽ chọn thức cả đêm và ngủ bù vào ban ngày

Biểu hiện của hội chứng sợ bóng tối dễ quan sát, tuy nhiên nó lại thường ít được chú ý tới. Lâu dần, các triệu chứng càng nghiêm trọng và xảy ra dồn dập hơn khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và tinh thần người bệnh.

Ảnh hưởng của hội chứng sợ bóng tối

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) khiến người bệnh rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi khi màn đêm buông xuống, có thể mất ngủ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Về lâu dài có thể xuất hiện thêm các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu,… Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh.

Nếu không được điều trị, hội chứng Nyctophobia sẽ làm giảm hiệu quả học tập, làm việc, giảm khả năng tập trung và sa sút trí tuệ. Đối với những đứa trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, hội chứng này khiến cho trẻ chậm phát triển thể chất và sức khỏe tinh thần.

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện ra sao?

>>>>>Xem thêm: Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả hay không?

Hội chứng sợ bóng tối ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ

Xu hướng né tránh ra ngoài vào ban đêm hoặc hạn chế đến những nơi ít ánh sáng cũng giới hạn việc trải nghiệm cuộc sống, khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Theo thời gian, những người này thường có xu hướng tự cô lập bản thân, ít giao tiếp và hạn chế về các mối quan hệ xã hội hay thậm chí là cách ly với xã hội.

Nỗi sợ hãi và ám ảnh về bóng tối kéo dài, dai dẳng, không được kiểm soát có thể tạo điều kiện thuận lợi để gây ra các vấn đề khác về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc, rối loạn hoảng sợ,…

Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sự phát triển của bệnh nhân và vô tình tạo thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hội chứng này có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng liệu pháp tâm lý và kết hợp dùng thuốc nếu cần. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ những chuyên gia tâm lý, điều trị càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, mang lại cuộc sống vui vẻ cho người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *