Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

Người mắc hội chứng khoảng QT dài có thể đột ngột bị ngất hoặc co giật, thậm chí là đột tử. Hôm nay, KenShin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng khoảng QT dài qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

Hội chứng khoảng QT dài có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải sau khi bị một số bệnh lý, mất cân bằng điện giải trong cơ thể hoặc tác dụng phụ của thuốc. Hội chứng này nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng khoảng QT dài là gì?

Hội chứng khoảng QT dài có tên tiếng anh là Long QT syndrome (LQTS), là một dạng rối loạn hoạt động điện của tim. Hội chứng này có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim hoặc đột ngột mất kiểm soát nhịp tim. Những người mắc phải hội chứng khoảng QT dài có thể bị rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân.

Điện tâm đồ là một xét nghiệm có thể giúp phát hiện và ghi lại hoạt động của tim. Bình thường, mỗi một nhịp tim sẽ phát ra tín hiệu điện và lan truyền từ đỉnh tim xuống đến đáy tim kích thích tim co bóp và bơm máu. Điện tâm đồ sẽ ghi lại các tín hiệu điện di chuyển trong tim và biểu diễn chúng dưới dạng biểu đồ. Mỗi nhịp tim sẽ có 5 sóng điện riêng biệt, bao gồm P, Q, R, S, T.

Khoảng QT là hoạt động điện xảy ra giữa hai sóng điện là Q và T. Khoảng QT cho biết hoạt động điện trong tâm thất – khoảng thời gian để cơ tim co bóp và phục hồi lại.

Thuật ngữ QT dài được đề cập đến khi khoảng QT có biểu hiện dài bất thường biểu hiện trên điện tâm đồ. Bình thường, khoảng QT chỉ kéo dài bằng ⅓ của mỗi chu kỳ nhịp tim. Tuy nhiên, ở những người mắc phải LQTS thì khoảng QT kéo dài hơn so với bình thường. Khoảng QT kéo dài có thể làm đảo lộn về thời gian của mỗi nhịp tim và kích hoạt gây rối loạn nhịp tim.

Có rất nhiều các kênh ion trên bề mặt của mỗi tế bào cơ tim. Các kênh ion hoạt động theo chu kỳ đóng – mở để cho các ion canxi, ion natri và ion kali di chuyển ra vào tế bào để tạo ra hoạt động điện của tim. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị LQTS, các kênh ion này có thể không hoạt động tốt hoặc có quá ít kênh ion. Tình trạng này có thể làm gián đoạn hoạt động điện trong tâm thất, từ đó gây rối loạn nhịp tim.

Có hơn 50% số người mắc hội chứng khoảng QT dài di truyền sẽ tử vong trong vòng 10 năm nếu không được điều trị. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc có thể giúp người mắc hội chứng này ngăn ngừa được các biến chứng và kéo dài tuổi thọ.

Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

Hội chứng khoảng QT dài là một rối loạn hoạt động điện của tim

Nguyên nhân của hội chứng khoảng QT dài

Nguyên nhân của hội chứng khoảng QT dài có thể do di truyền hoặc do mắc phải.

Do di truyền

Người bị LQTS do di truyền đã mắc phải hội chứng này từ khi sinh ra và mang bệnh suốt đời. Các gen bị lỗi chính là nguyên nhân dẫn đến LQTS di truyền. Những gen này có vai trò sản xuất ra protein hình thành cấu trúc và đảm bảo chức năng của các kênh ion trên bề mặt màng tế bào tim. Các gen này bị lỗi có thể khiến cơ thể sản xuất ra quá ít kênh ion hoặc kênh ion hoạt động không tốt hoặc cả hai lý do. Hiện nay có 7 loại LQTS di truyền đã biết (LQTS 1, LTQS 2, LTQS 3, LQTS 4, LQTS 5, LQTS 6, LTQS 7), trong đó phổ biến nhất là loại LQTS 1, 2 và 3.

Trong LQTS 1, nếu căng thẳng quá mức hoặc tập thể dục thể thao năng (đặc biệt là bơi lội) có thể kích hoạt làm rối loạn nhịp tim.

Trong LQTS 2, những cảm xúc cực đoan như hoảng sợ, ngạc nhiên cũng có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim.

Trong LQTS 3, hiện tượng nhịp tim đập chậm khi ngủ có thể gây rối loạn nhịp tim.

Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

Hội chứng khoảng QT dài có tính di truyền

Do mắc phải

Một số loại thuốc hoặc bệnh lý có thể gây ra hội chứng khoảng QT dài mắc phải.

Theo thống kê, có hơn 50 loại thuốc điều trị đã được xác định có thể gây ra LQTS mắc phải, có thể kể đến như

  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc kháng histamin;
  • Thuốc thông mũi;
  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc chống tâm thần;
  • Thuốc chống loạn nhịp tim;
  • Thuốc giảm cholesterol;
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy cấp nghiêm trọng gây ra tình trạng mất nhiều ion natri hoặc ion kali từ máu có thể dẫn đến LQTS. Hội chứng này kéo dài cho đến khi các mức ion trở lại bình thường.
  • Rối loạn ăn uống: Ăn uống vô độ hoặc chán ăn và một số rối loạn tuyến giáp có thể làm giảm nồng độ ion trong máu cũng có thể dẫn đến hội chứng khoảng QT dài.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết

Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?
Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng LQTS mắc phải

Yếu tố nguy cơ mắc phải LQTS

Hội chứng khoảng QT dài là một dạng rối loạn hiếm gặp. Theo các chuyên gia, trong khoảng 7000 người thì có 1 người mắc phải hội chứng LQTS. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, LQTS gây ra khoảng 3.000 – 4.000 ca đột tử đột tử ở trẻ em và thanh niên.

LQTS di truyền thường được phát hiện trong giai đoạn trẻ em hoặc thanh niên. Có khoảng 50% số người mắc LQTS có nhịp tim bất thường lần đầu tiên vào năm họ được 12 tuổi và khoảng 90% xuất hiện vào năm họ 40 tuổi.

Đối với những bé trai bị LQTS, khoảng QT có xu hướng trở lại bình thường sau tuổi dậy thì. Nguy cơ xuất hiện triệu chứng và biến chứng của LTQS sẽ giảm xuống nếu điều này xảy ra.

LQTS phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Nữ giới bị LQTS dễ bị ngất xỉu đột ngột hoặc đột tử do rối loạn trong kỳ kinh nguyệt và một thời gian ngắn sau sinh con.

Trẻ bị điếc bẩm sinh cũng có nguy cơ cao mắc LQTS. Điều này được giải thích là do cùng một vấn đề trong di truyền gây ảnh hưởng đến thính giác và chức năng của các kênh ion trong tim.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp, bao gồm:

  • Trong gia đình có thành viên đã từng bị LQTS;
  • Trong gia đình có thành viên bị đột tử mà không rõ nguyên nhân;
  • Người thường bị ngất xỉu mà không rõ nguyên nhân;
  • Sử dụng thuốc có thể làm kéo dài khoảng QT;
  • Bị rối loạn tuyến giáp, rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn uống vô độ;
  • Bị nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục hoặc các tình trạng làm giảm nồng độ natri hoặc kali trong máu.

Dấu hiệu và triệu chứng của LQTS

Người mắc phải hội chứng khoảng QT dài có thể đột ngột bị rối loạn nhịp tim và gặp nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn nhịp tim trong LQTS thường xảy ra lần đầu ở giai đoạn ấu thơ, bao gồm:

  • Ngất xỉu không rõ nguyên nhân: Xảy ra do tim không bơm đủ lượng máu cần thiết lên não. Hiện tượng ngất xỉu có thể diễn ra khi căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất.
  • Gần chết đuối hoặc chết đuối không rõ nguyên nhân: Xảy ra do ngất xỉu trong quá trình bơi lội.
  • Ngừng tim đột ngột hoặc bị đột tử không rõ nguyên nhân: Tim ngừng đập đột ngột không rõ lý do. Người bị ngừng tim đột ngột dẫn đến tử vong trong vòng vài phút nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, những người bị LQTS 3 phát triển thường có nhịp tim bất thường trong lúc ngủ. Tình trạng này có thể gây ra tiếng thở hổn hển trong lúc ngủ.

Đôi khi hội chứng khoảng QT dài không gây ra bất cứ một dấu hiệu hay triệu chứng nào và được gọi là LQTS im lặng. Chính vì thế, các chuyên gia y tế thường khuyên những thành viên trong gia đình của người mắc hội chứng khoảng QT dài nên đi khám sức khỏe ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng nào.

Hội chứng khoảng QT dài là gì? Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khoảng QT dài?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Người bị LQTS có thể bị ngất xỉu đột ngột

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và triệu chứng của hội chứng khoảng QT dài. Bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe toàn diện để phòng ngừa và sớm phát hiện ra những bất thường của cơ thể để được xử trí kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *