Hội chứng Goodpasture hay còn được biết đến với một tên gọi khác là hội chứng phổi thận. Đây là một loại bệnh tự miễn gây tổn thương cả phổi và thận. Vậy hội chứng Goodpasture là gì? Bài viết hôm nay của KenShin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này.
Bạn đang đọc: Hội chứng Goodpasture: Triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Hội chứng Goodpasture nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy bạn hiểu gì về hội chứng Goodpasture? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về hội chứng này nhé.
Contents
Tổng quan về hội chứng Goodpasture
Hội chứng Goodpasture là bệnh kháng thể – kháng màng đáy cầu thận, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn, sản xuất ra kháng thể chống lại collagen trong thận và phổi. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác của cơ thể, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đây là một căn bệnh tự miễn khá hiếm gặp, tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng này lại vô cùng đa dạng, cả hai giới, đặc biệt là đối tượng trong độ tuổi trưởng thành.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Có nhiều quan điểm cho rằng di truyền chính là nguyên do dẫn đến hội chứng Goodpasture. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phỏng đoán và vẫn chưa có kết luận chính xác từ phía các nhà khoa học.
Ngoài ra, hội chứng thận phổi có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ như người bệnh tiếp xúc trực tiếp và liên tục trong nhiều ngày với không khí chứa nhiều bụi kim loại, tiếp xúc với các hoá chất độc hại có trong thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu… Hút thuốc cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Goodpasture.
Triệu chứng của hội chứng Goodpasture
Hội chứng Goodpasture là hội chứng phổi thận do vậy mà hội chứng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hai bộ phận quan trọng trong cơ thể của con người là phổi và thận.
Đối với phổi, người mắc hội chứng Goodpasture có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Khó thở, thở không ra hơi, thậm chí có đôi lúc còn bị hụt hơi;
- Đau tức ở vùng ngực;
- Buồn nôn, nôn;
- Chảy máu cam;
- Huyết áp tăng cao;
- Ho nhiều, dai dẳng và kéo dài, thậm chí người bệnh còn bị ho ra máu;
- Da xanh, niêm mạc nhợt, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.
Hội chứng Goodpasture không chỉ ảnh hưởng lên phổi mà còn gây ra rất nhiều triệu chứng nguy hiểm ở thận như:
- Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có lẫn bọt và máu;
- Đau lưng, đau chủ yếu ở 2 bên sườn;
- Sưng phù tay chân.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Goodpasture
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, việc chẩn đoán hội chứng Goodpasture không quá khó khăn. Để chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho hội chứng này, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên sâu liên quan.
Trước khi tiến hành làm các thăm dò cận lâm sàng, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng trước. Việc thăm khám lâm sàng sẽ bao gồm đo huyết áp, kiểm tra tim phổi và theo dõi qua tiền sử bệnh án.
Sau khi đã thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết, chụp Xquang…
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp sàng lọc và phát hiện sớm hội chứng Goodpasture.
- Xét nghiệm nước tiểu: Thận không chỉ đảm nhận chức năng lọc thải ra khỏi máu cũng như bảo tồn protein mà thận còn là cơ quan bài tiết nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ protein đang ở mức độ cao thì có thể thận đang bị tổn thương. Lúc này người bệnh cần chú ý hơn.
- Sinh thiết: Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy ra một lượng rất nhỏ thuộc mô phổi hoặc mô thận để xác thực sự có mặt của những kháng thể thuộc hội chứng Goodpasture. Căn cứ vào kết quả kiểm tra và phân tích mô phổi, các bác sĩ có thể đánh giá được chính xác mức độ tổn thương của cơ quan này.
- Chụp Xquang ngực: Bên cạnh phương pháp sinh thiết thì chụp Xquang phổi cũng là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ xác định chính xác các tổn thương tại phổi.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng mật ong: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Hội chứng Goodpasture điều trị như thế nào?
Như đã trình bày phía trên, hội chứng Goodpasture tuy hiếm gặp nhưng lại gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Chính vì thế, ngay khi được chẩn đoán là mắc hội chứng này, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Bởi hội chứng Goodpasture là một bệnh tự miễn, chính vì thế, phương pháp ức chế miễn dịch được các bác sĩ chỉ định để điều trị trường hợp này.
Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị hội chứng Goodpasture bao gồm Cyclophosphamide, Azathioprine và Corticosteroids… Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh gặp phải các rủi ro sức khỏe không đáng có.
Trên thực tế, trước đây, khi y học chưa phát triển, máy móc cũng như trang thiết bị y tế còn lạc hậu thì cơ hội sống sót của người bệnh mắc hội chứng Goodpasture thường bằng không.
Tuy nhiên, ngay nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại, nếu phát hiện ra hội chứng này sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm mà không cần quá lo lắng bởi căn bệnh này sẽ được chữa khỏi.
Ngoài ra, để loại bỏ những kháng thể có hại trong máu, các bác sĩ sẽ tư vấn và yêu cầu người bệnh làm thủ thuật lọc máu trong quá trình điều trị hội chứng Goodpasture.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia) là gì? Cách vượt qua Barophobia
Phòng ngừa hội chứng Goodpasture
Hội chứng Goodpasture tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chính vì thế việc chủ động phòng ngừa căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.
Về biện pháp phòng ngừa, y học chỉ có thể gợi ý giải pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với hội chứng Goodpasture. Cụ thể:
- Bảo vệ phổi và thận để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Đối với người lao động và các đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất cũng như bụi kim loại, phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang kín khi làm việc để tránh hít phải các hóa chất độc hại.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào.
- Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc hội chứng Goodpasture, thay vì quá lo lắng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm (nếu cần).
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, duy trì lối sống, thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng Goodpasture. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn sẽ hiểu được mức độ nguy hiểm của hội chứng này từ đó chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm. Chúc bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khoẻ và bình an.