Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Mang thai là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tâm lý chung của hầu hết các bà bầu là muốn biết con mình đã phát triển như thế nào, đã có những bộ phận gì và con có khoẻ mạnh không? Dưới đây là mô tả chi tiết về hình ảnh bụng bầu qua từng tháng.

Bạn đang đọc: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Thai nhi sẽ có những thay đổi khác nhau qua từng tháng, kích thước bụng của mẹ cũng sẽ to tỷ lệ thuận với sự phát triển của cơ thể bé. Đối với hầu hết các mẹ, đặc biệt là những người mới lên chức lần đầu thường tò mò về sự thay đổi hình ảnh bụng bầu qua từng tháng, sự phát triển về cơ thể, kích thước, cân nặng của thai nhi như thế nào, hay tất tần tật những phản ứng thú vị của em bé trong bụng mẹ. Hãy cùng KenShin theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tháng diễn ra như thế nào nhé!

Một số điều cần biết về sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp. Bé sẽ ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, các nhiều em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với thời gian trên.

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn chính với nhiều thay đổi rất rõ rệt của thai nhi. Hầu hết mọi người thường không dùng những thuật ngữ này để diễn tả sự quá trình hình thành của thai nhi.

  • Giai đoạn mầm: Đây là giai đoạn phát triển ngắn nhất của thai nhi, bắt đầu từ khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau.
  • Giai đoạn phôi thai: Sau giai đoạn mầm, giai đoạn phôi thai kéo dài khoảng 8 tuần.
  • Giai đoạn bào thai: Giai đoạn này sẽ kéo dài sau giai đoạn phôi thai cho đến khi em bé chào đời.

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Bố mẹ thường tò mò về hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Tháng thứ nhất thai kỳ

Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung, túi ối sẽ bắt đầu hình thành và bao quanh phôi thai. Bên trong túi ối chứa đầy dịch lỏng, tạo điều kiện cho phôi thai phát triển bình thường. Đồng thời, nhau thai cũng được hình thành và phát triển, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang cho thai nhi và chất thải từ thai nhi ra ngoài.

Giai đoạn này, phôi thai có dạng vòng tròn mắt lớn, chiều dài chỉ từ 0,1 – 0,2 mm. Cổ và khuôn mặt là hai bộ phận được hình thành đầu tiên, tim và các mạch máu cũng dần được hình thành rõ ràng hơn.

Trong tháng đầu thai kỳ, vitamin B đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cả hai mẹ con. Mẹ hãy đảm bảo bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 và axit folic (vitamin B9) vào thực đơn hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tháng thứ 2 thai kỳ

Ở tháng thứ hai, phôi thai có kích thước dài khoảng 1 – 1,6cm và nặng 1g, có hình dạng như hạt đậu nhỏ. Tai của thai nhi đang được hình thành, có thể quan sát được đầu mũi của thai nhi trên hình ảnh siêu âm. Đồng thời các ngón tay, ngón chân và mắt cũng phát triển rõ ràng hơn. Hệ tiêu hóa, các cơ quan cảm giác hay ống thần kinh (não, tủy sống, các mô thần kinh) đã bắt đầu có sự phát triển, hệ xương cũng bắt đầu thay thế sụn.

Mẹ có thể bị ốm nghén, ngực mềm, ợ chua và nhịp tim nhanh hơn vì cơ thể mẹ cần sản xuất nhiều máu hơn để hỗ trợ nuôi thai nhi.

Tháng thứ 3 thai kỳ

Đến cuối tháng thứ 3, chiều dài của bé tăng lên nhanh chóng khoảng 6,5 – 7,5cm và bé đã bắt đầu biết cử động. Sự phát triển quan trọng nhất của thai nhi đã diễn ra gần như hoàn chỉnh, nên lúc này em bé ổn định hơn, các bộ phận tay chân của em bé được hoàn thiện với đầy đủ ngón tay, ngón chân, thậm chí em bé còn có thể cử động ngón tay và đóng mở miệng. Bộ phận tai ngoài được hình thành, các nướu răng cũng đang phát triển.

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Có thể xác định được giới tính của bé qua siêu âm

Trong giai đoạn này, hệ thống tuần hoàn và tiết niệu của bé dần được hoàn thành, gan cũng bắt đầu tạo ra mật, cơ quan sinh sản được hình thành nhưng các máy siêu âm khó có thể phát hiện ra giới tính thai nhi.

Sau khi đã trải qua ba tháng đầu, mẹ sẽ ít bị ốm nghén và bớt mệt mỏi hơn so với thời gian đầu. Quá trình phát triển của thai nhi về cơ bản cũng đã hoàn thiện nên nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cũng giảm xuống đáng kể

Tháng thứ 4 thai kỳ

Tháng thứ 4, bộ phận sinh dục của bé đã hiện lên khá rõ ràng nên chúng ta có thể xác định được giới tính của bé thông qua siêu âm. Ngoài ra, mí mắt, lông mi hoặc tóc cũng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Đặc biệt, hệ thần kinh lúc này đã đi vào hoạt động, em bé có thể chớp mắt, mút ngón tay hay ngáp,… Đến cuối tháng thứ tư, thai nhi có kích thước dài gần như gấp đôi tháng trước, dài khoảng 14,2cm và nặng từ 146g.

Tháng thứ 5 thai kỳ

Sang tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng em bé cử động nhiều hơn, con đã biết đạp, đây là khoảnh khắc cực đáng nhớ đối với người mẹ. Thai nhi bắt đầu mọc tóc và toàn thân có thể sẽ mọc thêm một lớp lông tơ mỏng. Chúng giúp bảo vệ làn da của bé khi ở trong bụng mẹ và sẽ tự rụng khi em bé chào đời.

Vernix là chất nhầy màu trắng, bao phủ toàn bộ làn da thai nhi để bảo vệ da khỏi sự tiếp xúc với nước ối. Lớp này sẽ bong ra tại thời điểm trước khi em bé chào đời. Vào cuối tháng thứ 5, thai nhi có chiều dài khoảng 25,4cm và có thể nặng từ 200 – 500g.

Tháng thứ 6 thai kỳ

Trong tháng thứ 6, thai nhi dường như đã phát triển hoàn thiện về chức năng, em bé thường nặng khoảng 600g và dài khoảng 35cm. Da em bé lúc này có màu đỏ, nhăn nheo, các tĩnh mạch có thể thấy rõ qua làn da mỏng, mí mắt bắt đầu tách ra và mở được.

Bé bắt đầu có thể phản ứng với âm thanh khi bố mẹ nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc bằng cách đá hoặc đạp bụng mẹ. Đôi lúc bé có thể bị nấc cụt, mẹ sẽ cảm nhận được sự chuyển động giật giật.

Đối với những trường hợp bị sinh non, em bé vẫn có thể sống sót sau tuần thứ 23 nếu được chăm sóc chuyên biệt.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm Doppler dương vật là gì? Có thể phát hiện những bệnh lý gì?

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng
Ở tháng cuối thai kỳ, em bé chuyển tư thể để sẵn sàng chào đời

Tháng thứ 7 thai kỳ

Ở tháng thứ 7, em bé sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Đây là lúc hầu hết các bé đã bắt đầu quay đầu xuống. Ngoài ra, một lớp mỡ sẽ bắt đầu được tích trữ trong cơ thể bé. Lúc này, thính giác đã phát triển đầy đủ vì vậy bé sẽ có những phản ứng rất mạnh mẽ với âm thanh và thường xuyên thay đổi tư thế.

Khi cơ thể bé lớn hơn, lượng nước ối đệm cho bé bắt đầu giảm, mẹ hãy nhớ bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng cạn nước ối, ảnh hưởng đến thai nhi.

Từ tháng thứ 7, mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận bởi đây là lúc có nguy cơ sinh non rất cao.Hãy đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Tháng thứ 8 thai kỳ

Tháng thứ 8 bé thường xuyên di chuyển trong bụng mẹ, tích trữ lớp mỡ dưới da nhiều hơn và tiếp tục trưởng thành. Ở tháng này, bộ não của thai nhi phát triển ngày càng nhanh chóng, bố mẹ có thể bắt đầu áp dụng những phương pháp thai giáo sớm vì trẻ có thể nghe thấy những lời trao đổi của bố mẹ. Hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện, riêng phổi do phát triển muộn hơn nên vẫn chưa phát triển hoàn toàn.

Tháng thứ 9 thai kỳ

Đến tháng cuối, phổi phát triển gần như hoàn thiện, các phản xạ của bé được phối hợp nhịp nhàng với nhau như em bé có thể chớp mắt, quay đầu, cầm nắm, phản ứng với âm thanh, ánh sáng,… Bé ít di chuyển hơn do không gian chật hẹp, thường thì em bé sẽ đổi ngôi thai, đầu em bé hướng xuống phía dưới vùng chậu là tư thế thuận tiện nhất cho việc chào đời.

Trọng lượng của bé khi chào đời có thể đạt từ 2,9 – 3,5kg. Quá trình đẻ thường có thể diễn ra dễ dàng, nếu bé nằm ở tư thế đầu quay xuống dưới và mặt úp vào bụng.

Chào đời

Thai kỳ thông thường có thể kéo dài từ 38 đến 42 tuần. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Trong trường hợp thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh muộn mà do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn cho cả mẹ và bé, hầu hết các bé đều được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết có thể sử dụng phương pháp kích sinh hoặc mổ lấy thai.

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

>>>>>Xem thêm: Trà phổ nhĩ là gì? Tác dụng của trà phổ nhĩ với sức khỏe

Hãy chuẩn bị thật tốt cho sự chào đời của con

Thông qua bài viết, bạn đã có thể hình dung ra hình ảnh bụng bầu qua từng tháng. Có thể nói, đối với các bậc phụ huynh đây là một kỷ niệm khó quên với nhiều cung bật cảm xúc khác nhau. Hy vọng, bố mẹ có thể nắm được một số kiến thức cơ bản để có thể chuẩn bị những thứ tốt nhất cho con mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *