Lưng tôm là trạng thái cột sống lưng đang phát triển không bình thường, bị cong hay gù. Hiện tượng này ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống của cá nhân gặp phải. Vậy cách khắc phục lưng bị gù sao cho hiệu quả? Bài viết sẽ bật mí đến bạn.
Bạn đang đọc: Hiện tượng cột sống bị tổn thương: Lưng tôm
Lưng tôm hay gù lưng đều được cho là bệnh bởi lúc này cột sống lưng phát triển không bình thường, dị dạng. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có thể bị còng lưng và nếu trẻ em mắc phải và không điều trị kịp thời thì sẽ rất khó chữa trị về sau. Nguyên nhân nào khiến bạn bị hiện tượng này? Phòng ngừa ra sao? Bài viết sẽ bật mí đến bạn.
Contents
Lưng tôm là gì?
“Lưng cong như tôm” là cách miêu tả ẩn dụ để chỉ bệnh còng lưng, gù lưng, hình dáng cột sống của người bệnh lúc này sẽ cong cong như con tôm. Ở trạng thái bình thường, phần lưng trên của cơ thể sẽ có đường cong nhẹ tự nhiên, tuy nhiên nếu bị gù thì phần vòm tự nhiên này sẽ lớn hơn so với người bình thường. Nếu tình trạng gù lưng nhẹ, nó chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình nhưng đa số người mắc lưng tôm đều bị đau lưng, thoái hoá đốt sống và thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Lưng tôm không khó để nhận ra, nếu bạn đứng thẳng người, dựa lưng vào tường, từ phần gót chân, lưng, mông tạo thành một đường thẳng thì đó là tư thế chuẩn. Nhưng nếu phần vai khiến cơ thể bạn bị đẩy ra xa tường thì có nghĩa lưng bạn đã bị cong. Việc điều trị bệnh gù lưng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa cũng như mức trầm trọng của bệnh, nên phải phát hiện sớm để kịp thời điều chỉnh.
Nguyên nhân gây lưng tôm, gù lưng
Tật gù lưng có nhiều dạng, có thể ở thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân dễ khiến bạn bị gù lưng, hãy nắm chắc để bảo vệ cột sống lưng của bản thân:
Cột sống có vấn đề
Với trẻ em, cột sống có thể có vấn đề ngay từ khi sinh ra, đây là yếu tố do gen. Tuy nhiên đa số cột sống chỉ bắt đầu thoái hoá khi bạn bước sang tuổi trung niên. Lúc này hàng loạt vấn đề xảy đến như:
- Loãng xương: Các đốt sống bị chèn ép khi xương yếu đi và các mô bị thoái hoá. Mật độ xương bắt đầu suy giảm khiến cột sống quay về phía trước và ngắn lại. Nếu không được xử lý kịp thời, loãng xương sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương, cong lưng. Đặc biệt nữ giới phải mang thai nên khi về già sẽ dễ bị lưng tôm hơn nam giới.
- Thoát vị đĩa đệm: Các đĩa đệm bị khô, rút lại và bắt đầu giảm mật độ. Tình trạng này xảy ra là một phần của quá trình lão hoá tự nhiên dẫn đến đau đớn và gù lưng.
Sai tư tế
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tật gù lưng ở thanh thiếu niên. Chúng có thể là tư thế cúi người, khom lưng trong lúc sử dụng máy tính, điện thoại di động. Ngoài ra những cá nhân hay mang vác nặng trên lưng như balo, túi xách, vật liệu xây dựng, hàng hoá cũng là nhóm đối tượng dễ bị cong lưng.
Thiếu chất dinh dưỡng
Ở các nước đang phát triển, trẻ em và thanh thiếu niên bị gù lưng không hiếm. Tại sao? Bởi họ có chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, magie. Từ đó trẻ sinh ra đã bị thiếu chất, tật gù lưng ngày một tăng nặng khi lớn lên.
Lão hoá
Độ cong của lưng có thể tỷ lệ thuận với tuổi tác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 20 – 40% người lớn tuổi mắc chứng gù lưng. Cột sống thoái hoá không chỉ làm biến dạng lưng mà còn giảm khả năng vận động, sức mạnh cơ bắp bị suy yếu, thậm chí thị giác, xúc giác, nhận thức cũng có sự thay đổi.
Chấn thương
Các chấn thương như gãy xương, gãy xẹp đốt sống có thể khiến cột sống bị biến dạng từ đó ảnh hưởng đến độ cong của lưng. Ngoài ra một số bệnh buộc phải can thiệp phẫu thuật cắt đốt sống, đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gù lưng bởi lúc này cột sống sẽ yếu đi.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi và những lưu ý mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, bệnh gù lưng có thể xảy ra do di chứng của các bệnh ung thư, mắc bệnh Scheuermann. Vậy chứng lưng tôm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi nếu dị tật này không điều trị kịp thời thì có thể sẽ bị chèn ép dây thần kinh, gây mất chức năng ruột, bàng quang, suy nhược và mất cảm giác. Đặc biệt việc cơ thể bị gù lưng, không thể đứng thẳng sẽ khiến cuộc sống người mắc đảo lộn.
Cách bảo vệ cột sống, ngừa lưng tôm
Như đã đề cập, tật gù lưng thực sự nguy hiểm nên không thể chủ quan. Nếu phát hiện bản thân bị gù lưng thì phải điều trị ngay lập tức. Không chỉ người mắc bệnh mà mọi đối tượng như trẻ em, người trưởng thành cũng cần điều chỉnh lối sinh hoạt của bản thân để bảo vệ cột sống:
Điều trị gù lưng
Điều trị dứt điểm tình trạng lưng tôm ở mức độ nặng là rất khó. Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tập các bài tập vật lý trị liệu. Việc chữa trị sẽ mất nhiều thời gian, có thể mất đến vài năm nếu áp dụng đúng cách và kiên trì. Hiện nay đang có 3 phương pháp điều trị tật cong lưng, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để bác sĩ chỉ định chữa trị:
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc được chỉ định có thể là thuốc giảm đau, thuốc điều trị loãng xương. Với thuốc giảm đau có thể giảm sự khó chịu ở lưng, thuốc ngừa loãng xương sẽ tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy cột sống.
- Vật lý trị liệu: Đơn giản nhất là việc người bệnh phải thay đổi tư thế trong sinh hoạt hằng ngày. Ngồi thẳng lưng, hạn chế mang vác đồ vật nặng. Ngoài ra bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thường xuyên tập yoga để tăng cường sự dẻo dai của cột sống. Những ai có chứng lưng tôm nặng sẽ được chỉ định tập các bài tập vật lý trị liệu chuyên khoa, kết hợp sử dụng đai lưng để cải thiện bệnh.
- Phẫu thuật: Đây là can thiệp dành riêng cho những đối tượng mắc cong lưng nặng. Phẫu thuật thường được chỉ định là hợp nhất cột sống để kết nối các đốt sống vĩnh viễn. Tuy nhiên dù ca phẫu thuật có thành công thì người bệnh vẫn gặp biến chứng như tổn thương dây thần kinh, cột sống kém linh hoạt, cơn đau lưng dai dẳng.
>>>>>Xem thêm: Những tác hại của sinh mổ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Phòng ngừa gù lưng
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn nên quan tâm đến lối sống hằng ngày của bản thân để kịp thời bảo vệ cột sống của chính mình:
- Dinh dưỡng hợp lý: Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D sẽ giúp xương khớp của bạn thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó đừng quên bổ sung trái cây, rau xanh giàu collagen, vitamin E để tạo độ nhờn cho các khớp chuyển động thêm trơn tru.
- Tập luyện thể thao: Việc chạy bộ, đạp xe, đi bộ, bơi lội, tập yoga sẽ giúp các khớp, cột sống thêm dẻo dai. Tuy nhiên khi tập luyện các bộ môn yêu cầu kỹ thuật khó, buộc bạn phải tham khảo chuyên gia để tránh phản tác dụng.
- Không lao động quá sức: Nếu được lựa chọn, hãy hạn chế thực hiện các công việc yêu cầu bê vác, cúi xuống quá nhiều. Với người lái xe, phải tuân thủ thắt dây an toàn. Trẻ nhỏ cần tránh mang balo quá nặng, luôn điều chỉnh tư thế ngồi ngay ngắn. Với dân văn phòng, nên vận động sau một khoảng thời gian dài làm việc để thư giãn cột sống.
Trên đây là những chia sẻ về tật lưng tôm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về chứng bệnh này và chủ động bảo vệ cột sống thật hiệu quả.