Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngủ là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm nhưng vào ban ngày thường xuyên cảm thấy buồn ngủ và ngáp liên tục thì đó không còn là điều bình thường nữa, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý. Vậy hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay cảm thấy buồn ngủ là tình trạng thường gặp khi bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc sau ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra nhiều lần và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Buồn ngủ như thế nào là bất thường?

Buồn ngủ là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, thể hiện trạng thái khao khát, thúc giục cơ thể đi vào giấc ngủ để được nghỉ ngơi. Bạn sẽ trải qua các giai đoạn của giấc ngủ và trung bình mỗi người cần ngủ từ 6 – 9 giờ mỗi ngày. Tùy vào độ tuổi và giai đoạn trong cuộc sống mà thời gian ngủ sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên, trong suốt một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống thì đó chính là một tín hiệu bất thường của cơ thể. Hay buồn ngủ không được xem là một rối loạn mà nó là một triệu chứng bắt nguồn từ một vấn đề về sức khỏe.

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh lý về sức khoẻ

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hay buồn ngủ có thể là chỉ dấu của bệnh lý. Vậy những bệnh lý nào có thể là nguồn cơn gây ra tình trạng buồn ngủ thường xuyên và kéo dài? Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan:

Suy tuyến giáp

Tuyến giáp có chức năng sản xuất hormone điều hoà quá trình chuyển hoá của cơ thể. Đặc biệt, tuyến giáp là nơi sản xuất hormone thyrotropin tác động đến giấc ngủ thông qua vùng dưới đồi. Khi bị suy giảm tuyến giáp, các hormone sẽ không được sản xuất đủ làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động và chức năng của cơ thể khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm.

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Nồng độ glucose trong máu cao bất thường nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, thèm ngủ kéo dài.

Bệnh tâm lý

Các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân và những người xung quanh. Những người gặp vấn đề về tâm lý thường xuất hiện một số triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, buồn ngủ kéo dài trong suốt thời gian dài, năng lượng suy giảm, thay đổi thói quen, có vấn đề về trí nhớ, dễ suy nghĩ tiêu cực, tiều tụy, thiếu sức sống, có cảm xúc tuyệt vọng,…

Bệnh mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ kéo dài trên một tháng. Những người mắc bệnh này thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, tuy nhiên lại rất khó hoặc thậm chí không thể ngủ được vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài làm cho sức khỏe bị kiệt quệ, mệt mỏi, hệ thần kinh và não bộ phải chịu nhiều ảnh hưởng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự chống lại chính nó và tấn công vào các khớp khỏe mạnh gây ra tình trạng cứng khớp, đa khớp, sưng khớp, viêm khớp ở tay và chân. Trong các trường hợp nặng còn khiến cho xương và sụn không còn khả năng hồi phục. Những người mắc bệnh lý này thường bị thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, người mệt mỏi, uể oải, rất thèm ngủ, buồn ngủ và thiếu hụt năng lượng.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng bị suy giảm lượng huyết sắc tố hoặc lượng hồng cầu ở ngoại vi, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho mô. Khi bị thiếu máu, hệ thần kinh và não bộ sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy để duy trì trạng thái hoạt động bình thường. Kết quả là người bị bệnh thiếu máu sẽ hay buồn ngủ, mệt mỏi, chậm chạp, kém tập trung,…

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về hạt chia bị mốc và tác động đến sức khỏe

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thiếu máu có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay cảm thấy buồn ngủ

Bệnh về gan

Khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải độc và chuyển hoá của cơ thể, suy giảm khả năng sản xuất khoáng chất và dự trữ vitamin, không thể sản xuất ra protein cho cơ thể và khi cần thiết gan cũng không thể nhanh chóng tạo ra năng lượng. Vì vậy, người bị mắc các bệnh về gan dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ trong mọi thời điểm.

Bệnh tim

Khi mắc bệnh lý về tim, tuần hoàn máu sẽ không được lưu thông tốt, các chất thải từ quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong mô. Và kết quả là hệ thần kinh bị ức chế, tạo ra cảm giác mệt mỏi, khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, không được nghỉ ngơi đầy đủ nên người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

Một số biện pháp cải thiện tình trạng hay buồn ngủ

Hay buồn ngủ trong một khoảng thời gian dài là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vì thế về cơ bản, muốn cải thiện tình trạng này thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra buồn ngủ. Để đạt được mục đích này, bạn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng buồn ngủ kéo dài:

Đảm bảo môi trường ngủ tốt

Để có một giấc ngủ chất lượng thì cần phải bắt đầu giấc ngủ sớm khoảng 10 – 11 giờ và nên ngủ trong một không gian tối, ánh sáng không chiếu vào mắt. Ngoài ra, trước khi ngủ bạn cũng có thể thư giãn não bộ bằng cách nghe bản nhạc nhẹ nhàng, từ đó giúp cho việc tiến vào giấc ngủ nhanh hơn.

Vận động thường xuyên

Nếu ban ngày bạn vận động thường xuyên thì năng lượng sẽ được tiêu hao nhiều hơn, cơ bắp có điều kiện hoạt động nhiều nên dễ mỏi. Kết quả là cảm giác buồn ngủ vào buổi tối sẽ đến dễ dàng hơn.

Ăn sáng đầy đủ, ăn trưa nhẹ nhàng

Bỏ bữa sáng khiến người đó cảm thấy lờ đờ, uể oải trong suốt một ngày dài bởi vì bị thiếu năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Sau một giấc ngủ hầu như năng lượng trong cơ thể bạn đã cạn kiệt, vì thế hãy duy trì thói quen ăn sáng đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giúp dễ ngủ để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và không bị buồn ngủ vào ban ngày.

Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Xước giác mạc: Nguyên nhân và cách xử trí

Bữa ăn sáng giúp cung cấp năng lượng cho một ngày dài, hạn chế tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ

Cần có thời gian ngủ trưa

Một giấc ngủ trưa dù chỉ ngắn khoảng 10 – 15 phút thì cũng có thể giúp cơ thể được khôi phục lại năng lượng cũng như tinh thần để hoạt động trong thời gian tiếp theo của ngày, nhờ đó mà cảm giác buồn ngủ cũng sẽ được giảm tối đa.

Ăn ít đường

Đường sẽ kích thích hệ thần kinh tạm thời, có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sau giai đoạn này nó sẽ càng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và uể oải. Vì thế, bạn có thể cân nhắc xem xét cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng buồn ngủ kéo dài.

Khi tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian dài thì bạn đừng nên chủ quan, đây có thể là một chỉ dấu cho các vấn đề về sức khỏe. Điều quan trọng để giải quyết tình trạng này là bạn cần tìm đáp án cho câu hỏi hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Hãy quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và lắng nghe cơ thể mình để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *