Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Việc tầm soát xơ vữa mạch máu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về chứng xơ vữa động mạch và tầm quan trọng của việc tầm soát xơ vữa mạch máu.

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Xơ vữa mạch máu hay còn gọi là xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng xơ vữa mạch máu trở nên nghiêm trọng nhất khi gây ra tình trạng tắc nghẽn hoạt động cung cấp máu cho não bộ và tim. Vì vậy, việc tầm soát xơ vữa mạch máu đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mạch máu.

Xơ vữa mạch máu là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tầm soát xơ vữa mạch máu, bạn cần hiểu rõ về bệnh xơ vữa mạch máu. Theo đó, xơ vữa mạch máu là tình trạng sức khỏe xảy ra khi các động mạch trong cơ thể bị tắc nghẽn bởi các mảng bám được hình thành từ canxi, cholesterol, chất béo… tích tụ trong thành động mạch.

Động mạch là hệ thống mạch máu có vai trò đưa máu từ tim đến khắp các cơ quan trong cơ thể và được lót bằng lớp tế bào nội mô, từ đó cho phép máu lưu thông một cách dễ dàng qua các động mạch. Khi lớp nội mô bị tổn thương do các yếu tố nguy cơ như người bệnh có lượng chất béo, cholesterol trong máu cao, người hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp… đã tạo điều kiện hình thành các mảng bám trong thành động mạch.

Theo thời gian, các mảng bám này sẽ xơ cứng lại, khiến lỗ mở của động mạch bị thu hẹp và làm hạn chế lưu lượng máu. Khi các mảng bám bị vỡ ra sẽ hình thành cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn hơn, thậm chí là chặn dòng chảy của lưu lượng máu giàu oxy đến các bộ phận và cơ quan khác trong cơ thể.

Nếu huyết khối xảy ra ở một trong các động mạch vận chuyển máu đến não bộ sẽ gây đột quỵ. Nếu cục máu đông xảy ra ở một trong hai động mạch vành chính cung cấp máu đến tim sẽ dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim. Và có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên nếu huyết khối xảy ra trong động mạch ở các chi.

Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Xơ vữa mạch máu là tình trạng tắc nghẽn động mạch do các mảng bám trong lòng mạch

Nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa động mạch là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra chứng xơ vữa mạch máu vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, xơ vữa mạch máu có thể bắt nguồn từ các tổn thương lớp nội mạc bên trong động mạch và có liên quan đến một số bệnh lý cũng như yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Tăng huyết áp;
  • Rối loạn mỡ máu;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Bệnh đái tháo đường hoặc kháng insulin;
  • Lười vận động thể lực;
  • Chế độ dinh dưỡng kém;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng, stress;
  • Ngưng thở khi ngủ.

Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Xơ vữa mạch máu là một tình trạng sức khỏe vô cùng nguy hiểm, bởi hầu hết những người mắc chứng xơ vữa mạch máu đều không biết rằng họ bị bệnh. Bên cạnh đó, các dấu hiệu, triệu chứng của xơ vữa mạch máu thường không biểu hiện rõ ràng cho đến khi một trong các động mạch bị tắc nghẽn. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh phải đứng trước nguy cơ phình động mạch, nhồi máu cơ tim, đau tim, suy tim, nhịp tim bất thường, đột quỵ não, cắt cụt chân, tàn tật, thậm chí là tử vong.

Chính vì thế, việc tầm soát xơ vữa mạch máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mạch máu. Việc phát hiện sớm tình trạng xơ vữa mạch máu khi nó chưa gây ra triệu chứng hoặc gây tắc nghẽn mạch máu sẽ giúp người bệnh được can thiệp kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để phát hiện ra chứng xơ vữa mạch máu?

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách giảm nguy cơ đau đầu sau chọc dò tủy sống

Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?
Tầm soát xơ vữa mạch máu giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Biện pháp chẩn đoán chứng xơ vữa mạch máu

Để tầm soát xơ vữa mạch máu một cách hiệu quả, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể phát hiện ra các dấu hiệu động mạch bị thu hẹp, giãn rộng hoặc xơ cứng, bao gồm:

  • Mạch đập yếu hoặc động mạch bị hẹp;
  • Hạ huyết áp;
  • Nghe thấy tiếng thổi trên động mạch qua ống nghe.

Dựa trên kết quả thăm khám sơ bộ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một hoặc nhiều xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chứng xơ vữa động mạch, cụ thể là:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ra nồng độ cholesterol và glucose trong máu tăng lên, từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Để thực hiện xét nghiệm máu, người bệnh không được ăn uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc trong vòng 9 – 12 giờ trước khi thử máu. Người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo trước để chuẩn bị thực hiện xét nghiệm này.

Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

>>>>>Xem thêm: Efferalgan và Panadol khác nhau như thế nào?

Xét nghiệm máu là một biện pháp giúp chẩn đoán chứng xơ vữa động mạch

Siêu âm Doppler

Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị siêu âm đặc biệt gọi là siêu âm Doppler để đo vận tốc dòng chảy của máu tại các vị trí khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân hay tại bất kỳ mạch máu nào có thể khảo sát được.

Dựa vào kết quả của các phép đo này, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tắc nghẽn cũng như tốc độ lưu thông máu trong lòng động mạch.

Chỉ số cánh tay – mắt cá chân

Thông qua xét nghiệm này có thể biết được người bệnh có bị xơ vữa mạch máu ở động mạch ngoại biên không. Bác sĩ có thể so sánh chỉ số huyết áp ở cánh tay với huyết áp ở mắt cá chân. Phương pháp này có tên gọi là chỉ số cánh tay – mắt cá chân, nó cho thấy điều bất thường về huyết áp ở hai trị trí đo. Từ đó, có thể hỗ trợ chỉ ra bệnh mạch máu ngoại biên được gây ra bởi chứng xơ vữa động mạch.

Điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ giúp ghi lại những tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Một ECG có thể tiết lộ bằng chứng về một cơn đau tim xảy ra trước đó.

Nếu các dấu hiệu xảy ra thường xuyên nhất trong lúc tập thể dục, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện nghiệm pháp đạp xe đạp hoặc đi bộ trên máy chạy bộ trong khi đang gắn các điện cực ghi ECG trên cơ thể.

Kiểm tra mức độ căng thẳng

Bài kiểm tra mức độ căng thẳng còn được gọi là bài tập căng thẳng, được áp dụng để thu thập thông tin về hoạt động của tim trong hoạt động thể chất. Bởi tập thể dục làm cho tim của bạn đập mạnh và nhanh hơn so với hầu hết các hoạt động hàng ngày.

Bài tập căng thẳng có thể tiết lộ về những vấn đề trong tim mà có thể không nhận thấy bằng phương pháp khác.

Bài tập kiểm tra căng thẳng thường là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong khi huyết áp, nhịp thở và nhịp tim được theo dõi.

Đặt ống thông tim, chụp động mạch vành

Thủ thuật có thể giúp phát hiện ra động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Chất cản quang sẽ được tiêm vào các động mạch của tim thông qua một ống dài và mỏng được đưa qua động mạch, thường là ở cổ tay hoặc chân đến các động mạch trong tim.

Khi chất cản quang đã lấp đầy các động mạch sẽ giúp hiển thị các động mạch trên tia X và cho thấy được khu vực bị hẹp hoặc tắc nghẽn.

Các xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể cho người bệnh chụp mạch cộng hưởng từ (MRA), chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hoặc siêu âm để kiểm tra các động mạch.

Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này có thể cho thấy tình trạng xơ cứng và hẹp ở các động mạch lớn hoặc phình động mạch và sự lắng đọng canxi trong thành động mạch.

Tóm lại, xơ vữa mạch máu là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, phình động mạch, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, việc tầm soát xơ vữa mạch máu có thể giúp phát hiện dấu hiệu bệnh sớm, điều trị kịp thời là điều rất cần thiết và quan trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *