Giãn tĩnh mạch thừng tinh được xem là một nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà ảnh hưởng của bệnh cũng sẽ nặng nhẹ khác nhau. Vậy nên nhiều người đã thắc mắc là liệu giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không?
Bạn đang đọc: Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không?
“Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không?” là vấn đề được nhiều cánh mày râu quan tâm gần đây. Một phần vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời cũng vì giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nên hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.
Contents
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy mức độ?
Nếu dựa trên kết quả cận lâm sàng hình ảnh như siêu âm, chụp MRI,… thì giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia thành 5 mức độ. Đồng thời kết hợp với nghiệm pháp Valsava thì tĩnh mạch thừng tinh được chẩn đoán là bị giãn khi đường kính lớn hơn 2,5 mm.
- Mức độ 1: Tình trạng trào ngược tĩnh mạch thừng tinh được phát hiện khi làm nghiệm pháp Valsalva (Nghiệm pháp Valsalva là phương pháp giúp bác sĩ có thể quan sát và so sánh độ giãn của tĩnh mạch trong khi bệnh nhân tập thể dục tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ).
- Mức độ 2: Có hiện tượng giãn tĩnh mạch nhỏ ở phía khu trú cực trên của tinh hoàn, kích thước giãn tăng và dễ nhận thấy khi làm nghiệm pháp Valsalva trong tư thế đứng.
- Mức độ 3: Siêu âm Doppler cho thấy rõ ràng tình trạng trào ngược tĩnh mạch. Đặc biệt, bác sĩ chỉ sờ thấy búi tĩnh mạch bị giãn ở cả cực trên và cực dưới tinh hoàn khi làm nghiệm pháp Valsalva trong tư thế đứng.
- Mức độ 4: Hiện tượng giãn và trào ngược tĩnh mạch thừng tinh được phát hiện khi thực hiện nghiệm pháp Valsava ngay cả trong tư thế nằm.
- Mức độ 5: Nhận thấy được tình trạng giãn và trào ngược tĩnh mạch thừng tinh mà không cần thực hiện bất kỳ phương pháp chẩn đoán lâm sàng nào khác.
Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Để xác định giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều phương pháp tùy thuộc vào từng trường hợp. Một số phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến sau đây:
- Kiểm tra cơ học: Bác sĩ có thể dùng ngón tay khám trực tiếp lên tinh hoàn để cảm nhận sự giãn tĩnh mạch. Nếu có sự chuyển động như con giun trong tĩnh mạch dưới áp lực thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Siêu âm Doppler: Bác sĩ sử dụng siêu âm Doppler để xem xét tình trạng tĩnh mạch, xác định kích thước và vị trí của tĩnh mạch thừng tinh bị giãn.
- Chụp MRI: Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chi tiết về cấu trúc, kích thước và vị trí bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không?
Có thể thấy, khi được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới thường sẽ thắc mắc rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không? Giãn tĩnh mạch thừng tinh có quan hệ được không? Hay bệnh có tự khỏi khi uống thuốc không?
Trước hết chúng ta cần biết rằng, bệnh được chia thành 2 dạng là thể lâm sàng và thể cận lâm sàng. Trong đó, thể lâm sàng là tình trạng khi bệnh được phát hiện bằng các chẩn đoán lâm sàng theo tiêu chuẩn của Dubin (1970). Thể cận lâm sàng là những trường hợp chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách siêu âm.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng
Theo Hội niệu khoa của Mỹ thì chỉ những trường hợp bệnh là thể lâm sàng mới có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Đặc biệt nguy cơ vô sinh sẽ tăng cao nếu bệnh không được điều trị sớm. Do đó nguy cơ vô sinh ở những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là rất cao.
Các biện pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan thì nguy cơ sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng suy giảm đáng kể. Khi bệnh đã tiến đến các mức độ nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp thích hợp tùy theo tình trạng.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường được dùng cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng khả năng sinh sản vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng. Để cải thiện sức khỏe, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh như tập thể dục, ăn uống đầy đủ, hạn chế mặc đồ bó sát,…
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một vài dấu hiệu khi bệnh trở nặng như các búi tĩnh mạch giãn dài, to ngoằn ngoèo, teo tinh hoàn, khả năng sản sinh tinh trùng kém, tinh dịch đồ bất thường,…
>>>>>Xem thêm: Thông tin về thoát vị bẹn ở bé gái bố mẹ cần lưu ý
Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ lựa chọn một kỹ thuật phẫu thuật phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Các phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:
- Vi phẫu;
- Phẫu thuật mở qua đường bẹn hoặc bìu;
- Nội soi cắt búi tĩnh mạch bị giãn;
- Phương pháp gây nghẽn mạch (nút mạch) có chọn lọc qua da.
Hy vọng bài viết trên đây của KenShin đã mang đến nhiều thông tin hữu ích về tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm. Cũng như đã giải đáp được thắc mắc liệu giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có nguy cơ vô sinh không? Qua đó giúp người bệnh biết được các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.