Giải đáp tin đồn: Lò vi sóng có gây ung thư không?

Một trong những thắc mắc của phần đông người dùng lò vi sóng đó là “Lò vi sóng có gây ung thư không?”. Để biết được câu trả lời chính xác, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây của KenShin.

Bạn đang đọc: Giải đáp tin đồn: Lò vi sóng có gây ung thư không?

Lò vi sóng là vật dụng quen thuộc hằng ngày của nhiều gia đình. Đồ vật này được sử dụng để quay chín, làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, trên internet có những thông tin cho rằng lò vi sóng có thể là một tác nhân gây ra bệnh ung thư. Vậy lò vi sóng có gây ung thư không?

Lò vi sóng có gây ung thư không?

Theo giải thích từ các chuyên gia, vi sóng là một loại bức xạ tần số thấp, không ion hoá. Bức xạ không ion hoá thường không liên quan tới bệnh ung thư. Loại bức xạ có mối quan hệ với ung thư là bức xạ ion hoá. Loại bức xạ này làm bật electron ra khỏi nguyên tử trong phân tử – một yếu tố gây thương tổn cho DNA trong tế bào và khiến một số tế bào trở thành ung thư. Còn các bức xạ không ion hoá từ lò vi sóng để lại nguyên tử nguyên vẹn và không làm cho DNA bị thay đổi.

Giải đáp tin đồn: Lò vi sóng có gây ung thư không?

Chưa có bằng chứng cụ thể cho việc lò vi sóng gây ung thư

Tuy nhiên, dù không gây ra ung thư nhưng nấu ăn bằng lò vi sóng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ. Đặc biệt, những trường hợp sử dụng nhựa trong lò vi sóng có thể giải phóng các chất hóa học độc hại và gây hại cho hệ nội tiết và quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Những loại thực phẩm nào không nên hâm nóng bằng lò vi sóng?

Dưới đây là một số loại thực phẩm “kiêng kỵ” với lò vi sóng:

Cơm nguội

Không ít gia đình có thói quen cho cơm nguội vào lò vi sóng làm nóng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khoẻ, cách làm này có thể gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng.

Theo đó, khi cơm đã để ở ngoài nhiệt độ phòng sẽ phát triển vi khuẩn tạo bào tử có hại và không phân huỷ cả ở nhiệt độ cao. Sử dụng lò vi sóng hâm nóng không những không loại bỏ được các vi khuẩn này mà còn dễ gây nôn mửa hoặc tiêu chảy khi ăn.

Khoai tây

Khoai tây vốn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và xuất hiện phổ biến trong bữa ăn của các gia đình. Không ít các bà nội trợ sử dụng lò vi sóng để chế biến các món ăn từ khoai tây hoặc hâm nóng các món còn thừa.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra, khoai tây khi không được bảo quản đúng cách sẽ làm xuất hiện vi khuẩn Clostridium botulinum. Đây là một loại độc tố thần kinh, có thể gây ra bệnh lý về tiêu hoá, ngộ độc, tê liệt các bó cơ thần kinh, thậm chí là tử vong. Mặc dù loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao nhưng nhiệt độ trong lò vi sóng không phải lúc nào cũng đủ nóng để loại bỏ.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số Gran trong xét nghiệm máu là gì?

Giải đáp tin đồn: Lò vi sóng có gây ung thư không?
Không nên hâm nóng khoai tây bằng lò vi sóng

Vì vậy, để tránh các rắc rối có thể xảy ra với đường tiêu hoá, hãy luôn đảm bảo khoai tây thừa được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và không ăn lại khi chưa được hâm nóng ở nhiệt độ trên 60 độ.

Rau cần tây

Rau cần tây là một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và có mùi hương đặc biệt. Tuy nhiên, những dưỡng chất trong cần tây có thể bị phá huỷ nếu bị hâm nóng nhiều lần. Theo đó, hàm lượng nitrat sẽ tăng cao và chuyển hoá thành nitrit và nitrosamine – 2 loại chất độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, thậm chí có thể gây ra ung thư.

Do đó, đừng bao giờ cho những món ăn có chứa cần tây vào lò vi sóng nếu không muốn tự biến mình thành người bệnh.

Sữa mẹ

Hiện nay, các mẹ bỉm sữa đang có xu hướng trữ đông sữa để sử dụng khi hết 6 tháng nghỉ thai sản. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bỉm đừng bao giờ sử dụng lò vi sóng để hâm sữa. Sữa mẹ và sữa công thức nên được hâm nóng hoặc rã đông bằng các phương pháp như hấp cách thuỷ hoặc sử dụng bình hâm.

Việc sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ trẻ nhỏ. Chẳng hạn, sữa được làm nóng không đều, làm xuất hiện những điểm nóng có thể khiến trẻ bị bỏng miệng hoặc cổ họng.

Giải đáp tin đồn: Lò vi sóng có gây ung thư không?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm bơm nước buồng tử cung giá bao nhiêu tiền?

Sữa mẹ nên được rã đông, hâm nóng bằng máy chuyên dụng

Một vài lưu ý để thức ăn không bị mất chất dinh dưỡng khi hâm nóng hoặc rã đông bằng lò vi sóng

Dưới đây là một vài lưu ý khi hâm nóng, rã đông thức ăn bằng lò vi sóng:

  • Không nên xếp thức ăn thành đống mà nên xếp dàn trải, đều nhau để thực phẩm được nóng đều. Thức ăn nên được cắt thành những miếng nhỏ, có kích thước dưới 5cm.
  • Với những loại thực phẩm vỏ cứng nên bóc sạch lớp vỏ trước khi tiến hành nấu bằng lò vi sóng.
  • Nhiệt độ dùng để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng thường rất cao, dễ khiến thức ăn bị khô, quắt, không còn độ ẩm. Do đó, trước khi hâm nóng bằng lò vi sóng, bạn hãy đậy màng bọc thực phẩm hoặc thuỷ tinh chịu nhiệt lên đĩa thức ăn để giữ nước. Với những bộ phận nhanh chín như cánh gà, ức gà, đầu cá, đuôi cá, các góc bánh nên bọc lại bằng giấy nhôm để món ăn chín đều.
  • Khi sử dụng lò vi sóng nên hạn chế tối đa lượng muối cho vào thức ăn.
  • Nên thường xuyên lau chùi, cọ rửa các bộ phận trong lò vi sóng để các vi khuẩn không sinh sôi và hạn chế mùi hôi có thể xuất hiện.

Trên đây, KenShin đã giải đáp thắc mắc “Lò vi sóng có gây ung thư không?”. Dù nguy cơ gây bệnh của lò vi sóng, đến nay, vẫn là giả thuyết và chưa có bằng chứng chắc chắn. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên cẩn thận khi sử dụng vật dụng này để chế biến thức ăn. Hãy sử dụng những loại hộp nhựa làm bằng PP (polypropylene), tuyệt đối không dùng nhựa PETE (polyethylene terephthalate). Ngoài ra, hãy nấu hoặc hâm nóng thức ăn theo đúng thời gian khuyến nghị để không phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng của thực phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *