Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?

Trong suy nghĩ của nhiều người, tinh bột vẫn luôn là “thủ phạm” gây tăng cân. Từ đó, họ áp dụng suy nghĩ cắt giảm hoàn toàn tinh bột để giảm cân. Vậy thực tế, ăn tinh bột có béo không?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?

Thừa cân béo phì luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội hiện đại – xã hội với sự lên ngôi của đồ ăn nhanh, của những công việc ít vận động và của một chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Nhiều người vì mong muốn kiểm soát cân nặng hay giảm cân đã quyết tâm thay đổi chế độ ăn. Và việc không ít trong số đó đang áp dụng là cắt tinh bột hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Họ cho rằng tinh bột chính là nguyên nhân gây béo. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ ăn tinh bột có béo không.

Tinh bột là chất gì?

Chất bột đường (Carbohydrate) là một chất dinh dưỡng đa lượng, chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống của con người bên cạnh chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất bột đường có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày từ ngũ cốc, các loại củ, một số loại rau xanh và trái cây. Không có thực phẩm nào chỉ chứa chất bột đường hay duy nhất một loại chất dinh dưỡng. Chúng thường là sự kết hợp đa dạng của chất bột đường cùng nhiều thành phần dưỡng chất khác.

Trước khi tìm hiểu ăn tinh bột có béo không, chúng ta hãy cùng khám phá xem, có tinh bột có phải chất bột đường không nhé! Trong thực phẩm, có 3 loại chất bột đường được tìm thấy gồm: Đường, tinh bột và chất xơ. Như vậy, tinh bột mà chúng ta đang tìm hiểu chính là một loại chất bột đường có trong thực phẩm.

  • Đường: Là loại đường tự nhiên có sẵn trong các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, mật ong, mật hoa, siro hoặc đường tự do được thêm vào các thực phẩm ngọt như bánh kẹo, ngũ cốc, sữa và đồ uống…
  • Tinh bột: Là một dạng chất bột đường có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Một số loại thực vật gần gũi với chúng ta nhất chứa hàm lượng tinh bột dồi dào như: Các loại gạo, bột mì, bún, phở, khoai tây, khoai lang… và các chế phẩm từ các thực phẩm này như cơm, bánh mì, bánh khoai, pizza, mì tôm…
  • Chất xơ: Đây là loại chất bột đường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Chất này có trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại hạt…

Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?

Cơm là loại thực phẩm giàu tinh bột quen thuộc nhất với người Việt

Ăn tinh bột có tác dụng gì?

Tinh bột là một loại chất bột đường không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì chất bột đường là một trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng với sức khỏe. Mà khi tiêu thụ chất bột đường hàng ngày, chúng ta sẽ không thể nào chỉ tiêu thụ 2 loại gồm chất xơ và đường. Khoan bàn đến vấn đề ăn tinh bột có béo không, chúng ta nhận thấy tinh bột mang đến những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể, thậm chí đây còn là nguồn cung cấp năng lượng chính. Khi chúng ta tiêu thụ tinh bột, chúng được phân giải thành glucose rồi được hấp thụ vào máu. Sau khi vào máu, glucose đi vào các tế bào của cơ thể và cung cấp năng lượng cho chúng để phục vụ cho các hoạt động sống. Lượng glucose dư thừa không được sử dụng đến sẽ được đổi thành glycogen dự trữ trong các cơ bắp và gan.
  • Tinh bột được ví như “thức ăn” của não. Bởi đây là cơ quan tiêu thụ nhiều glucose nhất. Muốn não hoạt động tốt thì lượng glucose phải duy trì ở mức ổn định. Sự thiếu hụt glucose có thể làm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, nhận thức, ảnh hưởng đến học tập và làm việc. Nghiên cứu cũng cho thấy ở những thời điểm não cần sự tập trung cao độ, nó sẽ cần tiêu thụ nhiều glucose hơn. Ngoài ra, glucose cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi, tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người.

Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?

Vì những vai trò trên, tinh bột vẫn được chúng ta sử dụng hàng ngày

Ăn tinh bột có béo không?

Có những người “thẳng tay” cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày vì cho rằng đây chính là thủ phạm gây tăng cân. Vậy sự thực thì ăn tinh bột có béo không? Theo các chuyên gia, nếu sử dụng thực phẩm giàu tinh bột với lượng quá nhiều, sử dụng kết hợp với các thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao (thịt mỡ, bơ, sốt kem, dầu ăn…) sẽ khiến tổng lượng calo chúng ta nạp vào cơ thể cao hơn. Nếu lượng calo nạp vào cao hơn lượng calo cơ thể đốt cháy thông qua các hoạt động sống, thói quen tập luyện hàng ngày, chúng ta sẽ bị tăng cân.

Như vậy, tinh bột không phải nguyên nhân gây tăng cân mà chính cách chúng ta sử dụng tinh bột mới gây tăng cân. Nếu muốn kiểm soát cân nặng, bạn nên biết cách tính calo trong thức ăn. Chỉ cần luôn đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể không nhiều hơn lượng calo cơ thể đốt cháy, đảm bảo bạn sẽ không bị tăng cân.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên sử dụng thực phẩm giàu tinh bột chiếm khoảng từ 30% chế độ ăn uống trở lên. Trên 30% là trái cây và rau củ. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta không nên cắt hoàn toàn tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả với Naturenz Gold

Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?
Đến đây bạn đã biết ăn tinh bột có béo không rồi chứ?

Cắt hoàn toàn tinh bột có hại gì cho sức khỏe không?

Nhiều người vì lầm tưởng rằng chính tinh bột là thủ phạm gây thừa cân nên đã cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc này mang đến những tác hại khôn lường cho sức khỏe như:

Dẫn đến nhu cầu ăn bù gây tăng cân

Không ăn tinh bột dễ khiến chúng ta có cảm giác đói dữ dội khó kiểm soát. Nếu không thực sự lý trí, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng tăng ăn các loại thực phẩm khác. Điều này khiến tổng lượng calo tiêu thụ tăng lên và thay vì giảm cân bạn sẽ tăng cân.

Ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ

Gần 95% năng lượng cung cấp cho hoạt động của não bộ đến từ glucose được chuyển hóa từ tinh bột. Cắt bỏ tinh bột hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến chức năng não bộ và sức khỏe tinh thần. Việc này cũng làm giảm hiệu quả học tập và làm việc.

Làm cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất

Chế độ ăn không có tinh bột dễ khiến cơ thể thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm B. Nhóm vitamin này hầu hết có trong các thực phẩm chứa tinh bột. Thiếu hụt dinh dưỡng lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ketone máu

Khi cơ thể thiếu hụt tinh bột một cách nghiêm trọng, thay vì chuyển hóa glucose như thường, cơ thể sẽ chuyển hóa ketone được sản xuất ra bởi chất béo. Điều này có thể dẫn đến nhiễm ketone máu khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là tử vong.

Giải đáp thắc mắc: Ăn tinh bột có béo không?

>>>>>Xem thêm: Trẻ uống sữa NAN có tăng cân không?

Chọn tinh bột nguyên cám thay vì tinh bột tinh chế

Ăn tinh bột có béo không? Câu trả lời là không nếu bạn biết sử dụng tinh bột đúng cách. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta không nên dùng tinh bột đã qua tinh chế như: Gạo trắng, bánh mì trắng, bún phở trắng… Hãy tìm hiểu và sử dụng các loại tinh bột giúp giảm cân. Ngay cả với tinh bột chậm, bạn cũng không tiêu thụ quá nhiều bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *