Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Gãy xương thuyền cổ tay là trường hợp gãy xương khá phổ biến bởi cổ tay là bộ phận cần hoạt động nhiều. Chính vì vậy, tìm hiểu rõ về loại chấn thương này sẽ giúp bạn biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý thích hợp.

Bạn đang đọc: Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Gãy xương thuyền cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần được điều trị kịp thời nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ tay. Những triệu chứng sớm nhất khi bị gãy xương thuyền cổ tay sẽ giúp bạn phát hiện sớm và tiến hành chữa trị.

Nguyên nhân gây gãy xương thuyền cổ tay

Điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu về gãy xương thuyền cổ tay là nguyên nhân khiến vị trí xương này bị gãy. Xương thuyền cổ tay là một loại xương khá nhỏ nằm ở gần vị trí xương cổ tay. Tuy kích thước nhỏ nhưng phần xương này lại có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cổ tay.

Chức năng của xương thuyền là tạo biên độ khớp, đồng thời liên kết các khớp ở cổ tay, hỗ trợ rất nhiều trong việc hoạt động linh hoạt của cổ tay. Vị trí xương này rất “nhạy cảm” và dễ gãy nhất trong tổng số 8 xương ở cổ tay.

Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Té ngã, chấn thương,… là nguyên nhân phổ biến gây gãy xương thuyền cổ tay

Tình trạng gãy xương thuyền cổ tay có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em hoặc người lớn tuổi. Hiện tượng gãy xương thuyền cổ tay khiến xương gãy di lệch hoặc gãy thành nhiều mảnh bên trong cổ tay. Nguyên nhân chính gây gãy xương thuyền cổ tay bao gồm:

  • Tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc chấn thương khi tập thể dục, chơi thể thao có thể gây gãy xương thuyền cổ tay. Đa số các trường hợp gãy xương này là do chấn thương đột ngột tác động đến cổ tay, làm cổ tay chống mạnh, đập mạnh xuống đất.
  • Gãy xương thuyền cổ tay do các bệnh lý xương khớp ở vùng cổ tay, điển hình như loãng xương, hoại tử vô mạch hoặc thoái hóa khớp cổ tay.

Triệu chứng nhận biết tình trạng gãy xương thuyền cổ tay

Nhận biết gãy xương thuyền cổ tay từ sớm là cách để tăng hiệu quả điều trị, phục hồi chức năng cổ tay nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết gãy xương thuyền cổ tay thường thấy:

  • Cổ tay có biểu hiện đau nhức ngay sau khi xương thuyền cổ tay bị gãy. Vùng cổ tay lúc này có thể xuất hiện tình trạng đau nhức âm ỉ, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khi vận động hoặc kéo dài, dễ nhầm lẫn với đau cổ tay thông thường.
  • Tình trạng cổ tay bị sưng, tụ máu bầm do gãy xương thuyền cổ tay khiến các xương gãy đâm vào mô mềm xung quanh gây sưng tấy, chảy máu trong,… Gãy xương thuyền cổ tay hở ít sưng tấy hơn gãy xương thuyền cổ tay kín.
  • Người bị gãy xương thuyền cổ tay gặp khó khăn trong việc hoạt động cổ tay bao gồm cả cầm nắm đồ vật hoặc xoay cổ tay.
  • Cổ tay bị gãy xương thuyền có thể bị biến dạng nhưng ở mức độ thấp, đặc biệt là với trường hợp xương thuyền cổ tay bị gãy có di lệch.

Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức khi bị gãy xương thuyền cổ tay cũng dẫn đến một số tác động đến các vùng xung quanh như:

  • Khu vực mặt lưng cổ tay đau nhức, cơn đau lan dần và nghiêm trọng hơn khi ấn, tác động lực vào cổ tay. Hõm lào cổ tay cũng bị đau khi bị gãy xương thuyền cổ tay.
  • Khu vực mặt lỏng ở cổ tay có thể đau nhiều hơn khi ấn, tác động vào lồi củ xương thuyền.
  • Gãy xương vị trí này nếu ấn dọc cánh tay sẽ làm người bệnh đau nhiều.

Những trường hợp gãy xương thuyền cổ tay có khả năng đau ở các vùng nêu trên khá cao và đây là dấu hiệu gãy xương để người bệnh nhận biết, xác định mình có bị gãy xương thuyền cổ tay sau chấn thương hay không. Khi nghi ngờ bị gãy xương thuyền cổ tay bạn nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và chữa trị đúng phác đồ.

Tìm hiểu thêm: Ăn xôi có nổi mụn không? Những thực phẩm dễ gây mụn mà bạn cần tránh

Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh
Gãy xương thuyền cổ tay gây đau nhức, thậm chí sưng tấy, nóng đỏ,…

Biến chứng ở bệnh nhân gãy xương thuyền cổ tay

Xương thuyền là bộ phận quan trọng đối với khả năng hoạt động của cổ tay nên khi gãy xương thuyền cổ tay có thể dẫn đến các biến chứng như xương lệch, xương bị biến dạng,…

Sau khi xương thuyền cổ tay bị gãy và điều trị liền lại, có khả năng cổ tay bị lệch, xương liền bị lệch hoặc biến dạng so với ban đầu. Khả năng xảy ra biến chứng này phần lớn là do chằng thuyền nguyệt kéo làm cho xương bị biến dạng. Mỗi trường hợp bệnh nhân gãy xương thuyền cổ tay có cách xử lý khác nhau và cần thực hiện phẫu thuật để khắc phục.

Bệnh nhân gãy xương thuyền cổ tay còn có nguy cơ gặp biến chứng xương không lành hoặc xương không lành hẳn do các nguyên nhân:

  • Bệnh nhân bị thiếu máu nuôi xương khiến xương bị gãy khó liền hoặc cần nhiều thời gian để liền.
  • Điều trị gãy xương thuyền cổ tay bằng phương pháp bó bột có nguy cơ cao xương không liền hơn các cách chữa trị khác. Tuy nhiên số ca này hiếm gặp, chỉ khoảng 10% tổng số ca biến chứng.
  • Với người lớn tuổi, người hút thuốc lá nhiều hoặc có bệnh lý xương khớp, xương thuyền bị gãy hai mặt kênh hơn 1mm.

Khi gặp phải những biến chứng nêu trên, người bệnh cần thăm khám và thực hiện phẫu thuật để điều trị kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn gây nên nhiều nguy hiểm hơn.

Cách chẩn đoán, điều trị gãy xương thuyền cổ tay

Sau khi nhận biết gãy xương thuyền cổ tay, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và điều trị theo các phương pháp cụ thể như sau.

Chẩn đoán gãy xương thuyền cổ tay

Có 2 phương pháp chẩn đoán tình trạng gãy xương thuyền cổ tay là khám lâm sàng và chẩn đoán bằng máy chụp X-quang:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ dựa trên các dấu hiệu gãy xương thuyền cổ tay để chẩn đoán bệnh nhân có bị gãy xương thuyền cổ tay hay không.
  • Chụp X-quang chẩn đoán gãy xương thuyền cổ tay: Phương pháp chụp X-quang giúp bác sĩ quan sát mức độ và phân loại gãy xương để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

>>>>>Xem thêm: Làm hồng nhũ hoa có hại không? Các phương pháp làm hồng nhũ hoa phổ biến

Hình ảnh X-quang của xương thuyền cổ tay

Điều trị gãy xương thuyền cổ tay

Có thể chữa trị gãy xương thuyền cổ tay bằng 2 biện pháp là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

  • Điều trị bảo tồn: Trường hợp gãy xương thuyền cổ tay không di lệch hoặc di lệch không quá nhiều có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và bó bột vùng cổ tay để xương liền dần.
  • Điều trị phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp gãy xương thuyền cổ tay nặng, xương gãy vụn,… cần phẫu thuật để gắp loại bỏ mảnh xương hoặc điều chỉnh xương bị di lệch để đảm bảo xương liền hiệu quả nhất và tránh trường hợp tổn thương mô mềm, nhiễm trùng vết thương nếu gãy xương thuyền cổ tay là dạng gãy xương hở.

Trên đây là một số thông tin về chấn thương gãy xương thuyền cổ tay mà KenShin mong muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về dạng gãy xương này. Ngay sau khi chấn thương, té ngã,… tác động đến vùng cổ tay, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định mức độ chấn thương và tiến hành chữa trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *