Gãy chỏm xương quay là dạng chấn thương phổ biến, chiếm 1 – 4% tất cả trường hợp gãy xương ở người lớn, chiếm khoảng 20% tất cả các chấn thương vùng khuỷu. Nhiều trường hợp trật khớp khuỷu có kèm theo gãy chỏm quay. Vậy gãy chỏm xương quay là tình trạng gì? Nguyên nhân nào gây bệnh?
Bạn đang đọc: Gãy chỏm xương quay là do đâu? Cách điều trị thế nào?
Chỏm quay là một loại khớp độc lập giữ nhiệm vụ quan trọng ở khuỷu tay. Chức năng của khớp này là quay xung quanh xương trụ, nhờ đó khuỷu tay có thể xoay, lật sấp ngửa, co duỗi, đồng thời chịu lực của tay. Khi một người ngã chống tay tư thế duỗi khuỷu sẽ xảy ra tình trạng gãy chỏm xương quay. Đây là tình trạng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân cử động khó khăn và bệnh nhân có thể đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm.
Contents
Chỏm xương quay bị gãy là do đâu?
Gãy chỏm xương quay là chấn thương phổ biến nhất ở vùng khuỷu tay, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp ở nữ giới hơn nam giới và gặp nhiều ở người từ 30 – 40 tuổi.
Dạng chấn thương này chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 trong số các dạng gãy xương hay khớp ở vùng khuỷu tay và thường liên quan tới các chấn thương khác như tổn thương dây chằng, trật khớp ở khuỷu, gãy mỏm vẹt,…
Nguyên nhân chủ yếu gây gãy chỏm xương quay bao gồm:
- Do té ngã xuống nền đất cứng, dùng tay chống xuống đất khi ngã làm gập khuỷu tay.
- Trong lúc tự vệ, người bệnh giơ tay để chịu lực tác động mạnh.
- Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động bất ngờ xảy ra, khi ngã người bệnh chống tay, duỗi khuỷu, gây lồi cầu tay thúc mạnh vào chỏm quay dẫn đến gãy xương.
Mức độ gãy chỏm xương quay
Người bị gãy chỏm xương quay cảm thấy khó chịu, đau nhức tại vùng khuỷu tay. Thậm chí, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng xương lạo xạo, không thể thực hiện các động tác gập tay hay duỗi thẳng. Nhiều bệnh nhân bị gãy xương nghiêm trọng có thể bị lệch khuỷu tay ra ngoài làm biến dạng khớp.
Có 4 mức độ gãy chỏm xương quay từ nhẹ tới nặng như sau:
- Mức 1: Gãy chỏm xương nhưng không gây lệch khớp, có thể vận động được khớp khuỷu tay.
- Mức 2: Gãy vùng xương chỏm tay lệch 2mm, khiến bệnh nhân không cử động được khớp khủy tay.
- Mức 3: Gãy vùng xương chỏm thành nhiều mảnh phức tạp, làm lệch diện khớp hoàn toàn.
- Mức 4: Đây là mức độ gãy xương chỏm quay nặng nhất. Gãy vùng xương chỏm kèm theo trật khuỷu khớp.
Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm khi gãy xương chỏm
Các triệu chứng thường gặp của bệnh:
- Biến dạng khớp khuỷu;
- Cảm thấy đau nhói khi sờ vào chỗ gãy;
- Xương nghe lạo xạo;
- Không thể vận động duỗi gấp khuỷu, lật sấp, ngửa cẳng tay;
- Mảnh gãy có độ di lệch lớn làm vẹo khuỷu tay ra ngoài.
Bệnh nhân gãy xương chỏm quay dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng gãy xương chỏm mà các biến chứng này có thể xuất hiện sớm hay muộn.
- Biến chứng sớm: Ngay sau khi xương chỏm quay bị gãy thì biến chứng xảy ra. Vùng xương chỏm quay có dấu hiệu gãy hở do lực chấn thương mạnh tác động dẫn tới chèn ép khoang và dây thần kinh, làm cho xương chọc thủng da.
- Biến chứng muộn: Khi bệnh nhân chủ quan trong quá trình điều trị thường gặp biến chứng muộn. Một số triệu chứng của biến chứng muộn như khớp giả, chứng rối loạn dinh dưỡng, can lệch,…
Điều trị gãy chỏm xương quay hiệu quả
Trong quá trình điều trị gãy chỏm xương quay, để ngăn ngừa những biến chứng muộn có thể xảy ra, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế sớm. Khi gãy chỏm xương quay, các biện pháp điều trị được áp dụng cụ thể như sau:
Sơ cứu ban đầu
Ngay sau khi bị gãy xương chỏm quay, điều cần làm là sơ cứu gãy xương ban đầu cho bệnh nhân bằng cách cố định khuỷu tay bằng nẹp. Trong quá trình sơ cứu, để giảm bớt cơn đau do gãy xương người bệnh nên được gây tê toàn cánh tay.
Sơ cứu ban đầu giữ vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau. Người bệnh sẽ hạn chế biến chứng có thể xảy ra nếu được sơ cứu chuẩn xác và kịp thời.
Quá trình điều trị
Dựa vào mức độ di lệch và có bao nhiêu mảnh gãy mà bác sĩ sẽ phân loại gãy. Quá trình điều trị được chỉ định tùy theo phân loại gãy.
Gãy xương loại I
Khi có những vết nứt nhỏ và các mảnh xương vẫn khớp với nhau thì gọi là trường hợp gãy xương loại I.
Có thể không nhìn thấy được tình trạng gãy xương trên phim X-quang ban đầu, nhưng nếu chụp X-quang 3 tuần sau khi bị thương thường có thể nhìn thấy.
Với loại gãy xương này, cách điều trị không phẫu thuật bao gồm sử dụng băng đeo hay thanh nẹp trong vài ngày, sau đó tập vận động khuỷu và cổ tay nhẹ nhàng (tùy thuộc vào mức độ đau).
Lưu ý không nên cố cử động quá nhiều và quá nhanh sẽ làm xương gãy có thể bị di lệch.
Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không?
Gãy xương loại II
Gãy xương loại II là tình trạng gãy hơi di lệch và liên quan đến một mảnh xương lớn hơn.
Nếu mảnh gãy di lệch ít, cách điều trị là bó bột hoặc đeo đai trong 1 đến 2 tuần, sau đó tập các bài tập về vận động khuỷu.
Có thể phẫu thuật lấy bỏ những mảnh xương nhỏ bị gãy nếu chúng cản trở sự vận động bình thường của khuỷu tay hoặc có khả năng gây ra các vấn đề lâu dài cho khuỷu tay.
Nếu một mảnh vỡ vừa đủ lớn và di lệch nhiều, bác sĩ phẫu thuật sẽ nắn chỉnh tình trạng di lệch và dùng bằng vít, nẹp vít hoặc bằng đinh để kết hợp xương lại, đồng thời cũng sẽ khâu phục hồi các dây chằng bị rách.
Gãy xương loại III, IV
Trường hợp gãy nát chỏm quay thành nhiều mảnh gọi là gãy xương loại III. Khi bị gãy đầu quay loại III, khớp khuỷu tay và dây chằng bao lấy khuỷu tay cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoặc cố định các mảnh xương gãy và sửa chữa tổn thương ở mô mềm. Nếu tình trạng gãy nát nhiều mảnh, bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật lấy bỏ chỏm quay. Với những trường hợp này, để cải thiện chức năng lâu dài, có thể thay chỏm quay nhân tạo.
Để tránh cứng khớp khuỷu, người bệnh cần tập vận động gập và duỗi khuỷu sớm.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh không mang vật nặng trong 6 đến 12 tuần. Người bệnh có thể được bó bột hoặc nẹp vải tăng cường trong một thời gian tùy thuộc vào mức độ gãy xương và tổn thương phần mềm.
Ngay cả gãy xương ở mức nhẹ nhất cũng có thể gây hạn chế vận động khuỷu tay. Trong một số trường hợp hạn chế vận động khuỷu nặng, phải mổ lần thứ hai để giải phóng khớp và lấy lại biên độ vận động khớp. Dù bạn bị loại gãy xương nào hoặc dùng phương pháp điều trị gì, bạn cũng cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi lại khả năng vận động và sức mạnh trước khi trở lại với các hoạt động thường ngày.
>>>>>Xem thêm: Vì sao cần phải tập vật lý trị liệu đứt dây chằng chéo trước sau phẫu thuật?
Lưu ý khi sơ cứu gãy xương
Việc sơ cứu gãy xương có mục đích cố định vị trí xương gãy, giảm đau, giảm sốc,… và hạn chế phát sinh tổn thương cho nạn nhân trong khi chờ được cấp cứu. Người thực hiện sơ cứu cần tuân thủ nguyên tắc sơ cứu khi gãy xương sau:
- Cần đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm ngay.
- Nẹp được dùng cố định xương gãy phải đủ dài để giữ khớp trên và dưới ổ gãy nằm bất động.
- Phải buộc dây cố định nẹp ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy.
- Không cố gắng cởi quần áo nạn nhân, thay vào đó cắt theo đường chỉ của quần/áo nếu cần phải để lộ vết thương. Trường hợp cần phải cởi quần áo thì bạn cởi bên không bị thương trước.
- Không đặt nẹp trực tiếp vào da nạn nhân. Tại các mấu lồi đầu xương và vùng tỳ đè, phải lót bông rồi mới đặt nẹp.
Như vậy, sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có đầy đủ thông tin về gãy chỏm xương quay là gì, cách điều trị cho từng loại gãy xương ra sao. Khi bị gãy xương, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.