Đột quỵ không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế, đây còn là mối đe dọa đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh bởi khả năng tái phát. Trong khoảng 5 năm kể từ lần đột quỵ đầu tiên, khả năng bị đột quỵ tái phát của người bệnh lên đến 25%.
Bạn đang đọc: Đột quỵ tái phát: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, hậu quả của đột quỵ tái phát nặng nề hơn rất nhiều sọ với đột quỵ lần đầu tiên. Chính vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị cũng như cách phòng ngừa đột quỵ là rất cần thiết.
Contents
Tổng quan về đột quỵ tái phát
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là sự phát triển nhanh các triệu chứng lâm sàng của rối loạn lan tỏa hay cục bộ chức năng não, kéo dài trên 24 giờ hoặc gây tử vong mà không hề có bất kỳ biểu hiện nào của nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân mạch máu.
Đột quỵ xảy ra khi có sự gián đoạn trong việc cung cấp máu đến một phần của não từ đó gây tổn thương các tế bào não. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do tắc mạch máu não, xuất huyết não hoặc kết hợp cả hai.
Đột quỵ tái phát là tình trạng người bệnh đã từng trải qua cơn đột quỵ trước đó và tiếp tục trải qua một hoặc nhiều cơn đột quỵ tiếp theo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đột quỵ tái phát có thể xảy ra sớm trong 3 tháng đầu kể từ lần đột quỵ đầu tiên hoặc sau vài năm. Đột quỵ tái phát vô cùng nguy hiểm, các biến chứng thường nặng nề hơn đột quỵ lần đầu và nguy cơ tử vong của người bệnh cũng cao hơn.
Khi bị đột quỵ tái phát, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng tương tự như đột quỵ lần đầu. Cụ thể:
- Tê yếu nửa mặt, một tay hoặc một chân, thậm chí là liệt. Người bệnh có thể liệt nửa người bên trái hoặc bên phải do có tổn thương bán cầu đại não bên đối diện.
- Rối loạn ngôn ngữ với các biểu hiện như thất ngôn, nói khó, nói ngọng.
- Rối loạn về nuốt với các biểu hiện như nuốt khó, nuốt sặc do liệt màn hầu nếu có tổn thương dây thần kinh IX, X, XI.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không có nguyên do từ trước.
- Hoa mắt, chóng mặt hoặc đột ngột mất thăng bằng.
- Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể mất ý thức và hôn mê.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ tái phát
Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ tái phát hầu hết đều giống với nguyên nhân gây đột quỵ lần đầu tiên. Cụ thể:
- Xuất huyết não: Thường xảy ra trên cơ sở vỡ dị dạng mạch máu hoặc vỡ túi phồng. Vỡ mạch máu gây chảy máu vào trong tổ chức não
- Tắc mạch máu não: Vùng tổ chức não không được cung cấp máu bị hoại tử. Tình trạng này có thể do cục máu đông hình thành tại chỗ, do xơ vữa động mạch. Trong một số trường hợp, tắc mạch máu não còn do cục máu đông từ nơi khác đến động mạch não, thường gặp trong các bệnh lý tim mạch hoặc nhiễm khuẩn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát phải kể đến như:
- Không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm cao huyết áp, đái tháo đường hoặc béo phì, cholesterol cao… Nếu người bệnh đã có tiền sử bị đột quỵ trước đó mà không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này thì tỷ lệ mắc đột quỵ tái phát là rất cao.
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ lần 2 có nguy cơ tái phát khá cao.
- Tuổi tác và giới tính: So với người trẻ tuổi, nguy cơ đột quỵ tái phát của người lớn tuổi cao hơn và nguy cơ đột quỵ tái phát ở nam giới cũng cao hơn so với nữ giới.
Khả năng hồi phục của người bệnh đột quỵ tái phát
Người bệnh đột quỵ tái phát có khả năng hồi phục không? Câu trả lời là có nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị hiệu quả. Khả năng hồi phục của người bệnh sau đột quỵ tái phát phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Mức độ nghiêm trọng của lần đột quỵ tái phát, cụ thể là mức độ càng nặng thì khả năng hồi phục càng thấp.
- Vị trí não bị tổn thương: Khả năng hồi phục sẽ thấp hơn đối với trường hợp đột quỵ các vùng quan trọng của não.
- Tuổi tác: So với người trẻ thì khả năng hồi phục của người cao tuổi sẽ thấp hơn.
- Tình trạng sức khỏe toàn thân: Người bệnh có sức khỏe tốt, không có tiền sử bệnh lý nền sẽ có khả năng hồi phục tốt hơn.
- Thời gian và phương pháp cấp cứu đột quỵ: Người bệnh đột quỵ được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng bằng phương pháp phù hợp sẽ có tỷ lệ sống và hồi phục cao hơn, tỷ lệ mắc các di chứng sau đột quỵ sẽ thấp hơn.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đột quỵ tái phát đều có thể cải thiện được tình trạng sức khoẻ, song thời gian hồi phục sẽ dài hơn so với trường hợp đột quỵ lần đầu. Lúc này người bệnh cần có sự chăm sóc cũng như hỗ trợ từ gia đình, người thân.
Tìm hiểu thêm: SHBG hormone là gì? Khi nào cần xét nghiệm SHBG?
Dự phòng đột quỵ tái phát
Để phòng ngừa đột quỵ tái phát, người bệnh cần chủ động:
- Kiểm soát huyết áp: Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Chính vì thế, những người đã từng có tiền sử đột quỵ trước đó cần kiểm soát tốt huyết áp bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên và duy trì huyết áp ở mức ổn định theo chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm soát đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo đường huyết luôn ở mức ổn định.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ để duy trì nồng độ cholesterol trong máu ở mức an toàn. Điều này sẽ giúp bạn dự phòng tái phát đột quỵ.
- Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức phù hợp cũng là một trong những yếu tố hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ tái phát.
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, thông báo với bác sĩ các vấn đề bất thường trong quá trình điều trị.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ngừng hút thuốc, nói không với rượu, bia và các chất kích thích…
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp người bệnh phòng ngừa đột quỵ tái phát.
- Chủ động thăm khám và tầm soát nguy cơ đột quỵ để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tái phát.
>>>>>Xem thêm: Que thử thai 3 vạch có ý nghĩa gì? Que thử thai có cho kết quả chính xác hoàn toàn không?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đột quỵ tái phát mà Nhà thuốc Long châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, những chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên truy cập web của KenShin mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết sức khỏe mới nhất nhé.