Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết

Trật khớp háng là chấn thương hiếm gặp, chỉ có khoảng 5% các ca trật khớp là trật khớp háng. Để biết thêm về điều trị trật khớp háng nói chung và điều trị bảo tồn trật khớp háng nói riêng, KenShin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết

Điều trị bảo tồn trật khớp háng được áp dụng cho những trường hợp người bệnh bị trật khớp nhẹ, chưa có biến chứng và đáp ứng điều trị tốt. Bài viết sau từ KenShin sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp điều trị này.

Tìm hiểu chung về trật khớp háng

Trước khi khám phá phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp háng, bạn cũng nên hiểu về tình trạng chấn thương này.

Thế nào là trật khớp háng?

Tình trạng trật khớp háng là khi chỏm xương đùi bị trật ra khỏi vị trí ban đầu trong khớp háng. Tùy theo vị trí và mức độ mà trật khớp háng được phân loại như sau:

  • Trật khớp háng về phía sau;
  • Trật khớp háng ra phía trước;
  • Trật khớp háng tại trung tâm, vùng xương chỏm đùi bị lún sâu vào phần đáy hõm.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết

Trật khớp háng là trường hợp trật khớp ít gặp

Nguyên nhân dẫn đến trật khớp háng

Tìm hiểu nguyên nhân gây trật khớp háng sẽ giúp bạn hiểu đúng về điều trị bảo tồn trật khớp háng. Khớp háng là khớp lớn nhất và nằm sâu bên trong cơ thể nên có độ ổn định tốt, vững chắc, ít khi bị xê dịch vị trí các xương. Cũng vì vậy mà tỷ lệ các ca trật khớp háng thấp hơn rất nhiều so với các trường hợp trật khớp ở vị trí khác. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ trật khớp háng gồm:

  • Tai nạn giao thông;
  • Chấn thương, tai nạn lao động xảy ra bất ngờ;
  • Chấn thương thể thao nặng;
  • Tai nạn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày;
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng bẩm sinh.

Ngoài những nguyên nhân thường gặp nêu trên, đối tượng dễ bị trật khớp háng gồm người bị té ngã, người lớn tuổi, người đã phẫu thuật thay khớp háng trước đó, người bị loãng xương,…

Biến chứng khi không điều trị trật khớp háng

Điều trị bảo tồn trật khớp háng là phương án điều trị được khuyến khích nhất hiện nay. Tuy nhiên nếu bệnh nhân để bị trật khớp háng quá lâu không tiến hành chữa trị, can thiệp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị bảo tồn và tăng nguy cơ gặp biến chứng. Những biến chứng phổ biến khi trật khớp háng là:

  • Chỏm xương đùi bị hoại tử: Đây là biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân trật khớp háng. Khi khớp háng bị trật, các mạch máu ở vùng này bị đè ép, không dẫn đủ máu đến nuôi tế bào và gây hiện tượng hoại tử chỏm xương đùi.
  • Nguy cơ thoái hóa khớp háng tăng cao.
  • Gây tổn thương các dây thần kinh quanh khớp háng, thậm chí phá hủy các dây thần kinh ở đây.
  • Tái hồi trật khớp háng cũng là biến chứng cần chú ý ở bệnh nhân, kể cả sau khi điều trị bảo tồn trật khớp háng vẫn có thể tái lại và nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Khi bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi?

Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết
Trật khớp háng không điều trị tốt có thể gây thoái hóa khớp háng

Phương án điều trị bảo tồn trật khớp háng

Hầu hết các ca bệnh khi được phát hiện sớm và kịp thời đều được chỉ định điều trị bảo tồn trật khớp háng nhằm hỗ trợ hoạt động của khớp háng sau này, tránh làm tổn thương đến hệ thống mạch máu và dây thần kinh ở đây. Điều trị bảo tồn trật khớp háng gồm các nội dung là:

Trường hợp chỉ định điều trị bảo tồn trật khớp háng

Không phải tất cả bệnh nhân trật khớp háng đều có thể điều trị bảo tồn. Dưới đây là những trường hợp thường gặp có thể tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp háng:

  • Người bị trật khớp háng dạng kín hoặc phát hiện trật khớp háng sớm, cụ thể là dưới 3 tuần.
  • Bệnh nhân bị trật khớp háng đơn giản, không có dấu hiệu bị gãy xương vùng háng hoặc các biến chứng nặng khác.
  • Người bị trật khớp háng có kèm theo triệu chứng gãy, rạn xương vùng háng nhưng không bị di lệch.
  • Bệnh nhân không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật như bệnh lý, điều kiện kinh tế, chủ động từ chối phẫu thuật,…

Trường hợp chống chỉ định điều trị bảo tồn trật khớp háng

Như bạn đã biết, trong các trường hợp nhất định, phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp háng không được áp dụng, điển hình như:

  • Bệnh nhân bị trật khớp háng dạng hở, cần phải phẫu thuật để xử lý.
  • Phát hiện trật khớp háng muộn hơn 3 tuần.
  • Bệnh nhân trật khớp háng kèm theo tình trạng gãy xương chậu nghiêm trọng, gãy đùi hoặc cẳng chân cùng bên bị trật khớp háng.
  • Bệnh nhân được phát hiện có nhiều chấn thương ở các bộ phận khác, đang hôn mê hoặc bị đa chấn thương.

Các phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp háng

Phương pháp phổ biến dùng trong điều trị bảo tồn trật khớp háng là phương pháp Boehler. Đây là phương pháp truyền thống dùng trong các trường hợp trật khớp. Tuy vậy, điều trị bảo tồn trật khớp háng bằng phương pháp này vẫn đạt hiệu quả khá tốt, an toàn và đơn giản. Đến nay, đây cũng là phương pháp được dùng nhiều tại các bệnh viện để điều trị bảo tồn các trường hợp trật khớp háng.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng theo phương pháp Boehler có thể ứng dụng cho hầu hết các dạng trật khớp háng khác nhau. Người bệnh phát hiện trật khớp háng càng sớm, hiệu quả khi áp dụng phương pháp Boehler càng cao. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể áp dụng thêm một số cách điều trị bảo tồn trật khớp háng khác nhằm tăng hiệu quả và giảm thiểu biến chứng, điển hình có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc: Bệnh nhân bị trật khớp háng cần được kê đơn thuốc để giảm đau trong quá trình điều trị bảo tồn trật khớp háng. Tình trạng trật khớp háng thường gây ra rất nhiều đau đớn, đau khi vận động và ngay cả khi nằm nghỉ cũng đau nên thuốc giảm đau gần như không thể thiếu khi tiến hành điều trị bệnh. Ngoài thuốc giảm đau bác sĩ còn có thể kê đơn thêm các thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ nhằm cải thiện triệu chứng, hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày dễ dàng, thoải mái hơn.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Bài tập phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

Thuốc giảm đau là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp háng

Vật lý trị liệu: Hầu hết các bệnh lý trật khớp nói chung và trật khớp háng nói riêng đều được khuyến khích tập thêm vật lý trị liệu nhằm khôi phục chức năng của xương, tăng cường lưu thông máu. Đối với điều trị bảo tồn trật khớp háng, vật lý trị liệu hỗ trợ rất tốt trong quá trình chấn thương – chỉnh hình.

Qua những thông tin trên có thể thấy điều trị bảo tồn trật khớp háng là phương pháp phổ biến và có hiệu quả cao. Ngoài điều trị bảo tồn, các trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng nặng hoặc đi kèm biến chứng nguy hiểm sẽ cần thực hiện phẫu thuật để điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *