Điếc có di truyền không là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang mắc phải tình trạng này. Vậy thực hư vấn đề điếc di truyền là như thế nào? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của KenShin nhé!
Bạn đang đọc: Điếc có di truyền không? Làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh?
Ngày nay, điếc vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những gia đình có người thân bị điếc. Vậy điếc có di truyền không? Làm cách nào để giúp cải thiện tình trạng này của người bệnh? Trả lời cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.
Contents
Điếc là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi điếc có di truyền không, bạn cũng nên nắm được điếc là gì? Hiểu một cách đơn giản, bệnh điếc là một tình trạng mà người bệnh bị suy giảm khả năng ở mức độ nào đó. Người bệnh có thể chỉ bị điếc nhẹ gây khó nghe, khó hiểu được âm thanh hay điếc sâu, điếc nặng tới mức phải sử dụng tới ngôn ngữ ký hiệu để diễn đạt ý muốn của bản thân. Thông thường, những người bệnh bị điếc hay suy giảm thính lực sẽ không thể nào phân biệt được những âm thanh và gặp khó khăn trong khi nghe tiếng thì thầm, tiếng chim hót hay tiếng nói của trẻ em.
Khi bị điếc, người bệnh có thể cảm nhận được những dấu hiệu như:
- Khó khăn trong khi giao tiếp qua điện thoại.
- Khó khăn trong theo dõi các cuộc nói chuyện trong môi trường ồn ào.
- Thường xuyên phải yêu cầu mọi người nhắc lại những vấn đề mà họ vừa nói.
- Tăng âm lượng trong lúc xem ti vi, sử dụng điện thoại lớn tới mức người bên cạnh phải lên tiếng phàn nàn.
- Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm nhận thấy những âm thanh lạ trong tai như: Tiếng ve kêu, tiếng muỗi kêu, cảm giác ù tai…
Điếc có di truyền không?
Vậy điếc có di truyền không? Theo các chuyên gia về tai mũi họng, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây điếc hay nghe kém. Theo thống kê, có khoảng 50 – 60% trẻ em bị điếc bẩm sinh có nguyên nhân là di truyền. Hiểu đơn giản, nếu trong gia đình có nhiều người khiếm thính thì nguy cơ bị điếc do di truyền của các thành viên trong gia đình sẽ cao hơn.
Ốc tai là một bộ phận được cấu tạo rất phức tạp và chuyên biệt của cơ thể, có tác dụng biến đổi các âm thanh thành tín hiệu thần kinh đưa tới não. Cần có nhiều chỉ dẫn trong điều khiển chức năng của ốc tai và những hướng dẫn này đến từ gen. Việc thay đổi cấu trúc của các gen này có thể dẫn tới điếc tai.
Một trong những gen quan trọng trong chức năng nghe của tai là gen GJB2. Gen GJB2 là một trong những gen có chứa các hướng dẫn cho một loại protein tên là connexin 26, loại protein này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ốc tai. Có tới 40% trẻ sơ sinh bị khiếm thính nguyên nhân là do di truyền đột biến gen GIB2.
Như vậy, điếc có di truyền không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điếc tai còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: Tuổi tác, mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai, phải tiếp xúc với những tiếng ồn lớn… Các nguyên nhân này không di truyền.
Bị điếc có nguy hiểm không?
Tới đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc điếc có di truyền không? Vậy bị điếc có nguy hiểm không? Điếc tai không phải một căn bệnh nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh, tuy nhiên chúng có thể ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi bệnh thường kéo dài dai dẳng. Điếc tai có thể gây ảnh hưởng tới nhận thức cũng như sự phát triển trí tuệ, đặc biệt là của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị bệnh tích cực và phù hợp, bệnh có thể cải thiện đáng kể. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện được tình trạng điếc tai của người bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của việc ăn chay là gì? Tác hại của việc ăn chay không đúng cách
Làm cách nào để cải thiện tình trạng bệnh?
Có nhiều phương pháp giúp cải thiện trình trạng điếc. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
- Cấy ốc tai điện tử: Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị điếc di truyền hiện đại nhất ngày nay. Những bệnh nhân điếc sẽ được đặt một thiết bị giúp chuyển đổi âm thanh vào trong ốc tai, làm kích thích thần kinh thính giác, từ đó giúp tai có thể tiếp nhận được âm thanh. Theo các chuyên gia, lứa tuổi được xem là an toàn để cấy ốc tai điện tử là trên 1 tuổi và thời gian phù hợp nhất để tiến hành phẫu thuật là khi trẻ chưa hình thành ngôn ngữ. Tuy vậy, phương pháp này khá tốn kém và không phải đối tượng nào cũng phù hợp để cấy ốc tai điện tử.
- Sử dụng máy trợ thính: Ngày nay, máy trợ thính cũng được xem là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng điếc. Máy trợ thính là một thiết bị giúp hỗ trợ thính giác, giúp cho người điếc có khả năng nghe tốt hơn âm thanh từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị điếc bẩm sinh, điếc nặng, việc sử dụng máy trợ thính gần như không có hiệu quả, phần lớn không thể giúp cải thiện được khả năng nghe tự nhiên của tai.
Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, các chuyên gia khuyên bạn cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống như:
- Hạn chế thời gian phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Hoặc bạn có thể đeo nút tai để bảo vệ tai nếu như việc phải thường xuyên tiếp xúc với những tiếng ồn lớn trong thời gian dài là điều khó tránh khỏi.
- Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện thính lực, giúp người bệnh phòng ngừa được điếc tai và nghe kém hiệu quả. Những thực phẩm tốt cho thính lực có thể kể tới như: Đồ ăn giàu kẽm, kali, magie…
- Tập luyện đều đặn các môn thể dục thể thao giúp thư giãn giảm căng thẳng cũng rất cần thiết trong phòng ngừa ù tai. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga hay các bài thể dục nhẹ nhàng, thư giãn… đều mang tới những lợi ích nhất định trong cải thiện thính lực.
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đo thính lực kiểm tra chức năng nghe của tai nếu như bạn có các dấu hiệu như nghe nhỏ, nghe không rõ những gì mọi người nói hay bạn phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: Áp xe răng khôn nguy hiểm thế nào? Chữa trị ra sao?
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi điếc có di truyền không cũng như nắm được những phương pháp giúp cải thiện và phòng ngừa điếc. Nếu như bạn có những dấu hiệu của bệnh như khả năng nghe kém hay thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết hay của KenShin nhé!