Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị 

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể với một tác nhân nào đó, thường không gây hại cho cơ thể. Dị ứng với các loại thịt đỏ không còn quá xa lạ nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu cho người bị mắc phải. Dị ứng thịt đỏ có thể là dị ứng thịt heo, dị ứng thịt bò hoặc các loại thịt khác như dê, cừu,… 

Bạn đang đọc: Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị 

Dị ứng thịt bò là tình trạng khi sử dụng thịt đỏ và xuất hiện các biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa và nóng rát toàn thân,… Vì vậy hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp từ các chuyên gia về vấn đề này trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng thịt bò này nhé.

Dị ứng thịt bò là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Cũng giống như các loại hải sản, cá,… thịt đỏ cụ thể ở đây là thịt bò cũng nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng với người sử dụng. Cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng dị ứng khi ăn thịt bò, các loại thịt đỏ hoặc sử dụng sản phẩm chứa alpha-gal (galactose-α-1,3-galactose), đây là một phân tử đường có trong màng tế bào ở các động vật có vú. Vì vậy dị ứng thịt bò còn được gọi là hội chứng alpha-gal.

Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra các phản ứng dị ứng khi sử dụng thịt bò. Dưới đây là 3 lý do phổ biến cho tình trạng này:

Bị cắn bởi bọ ve Lone Star

Bọ ve mang mầm bệnh gây ra hội chứng alpha-gal bằng cách hút máu động vật có vú. Những đối tượng bị bọ ve cắn, hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra IgE và gây ra các phản ứng dị ứng thịt bò. Càng bị cắn nhiều lần, tình trạng triệu chứng dị ứng thịt bò sẽ càng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị 

Bọ ve Lone Star gây ra hội chứng alpha-gal ở động vật có vú

Sử dụng các sản phẩm từ thịt đỏ hoặc thịt động vật có vú

Việc tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt cừu, thịt nội tạng) hoặc các sản phẩm từ thịt động vật có vú (gelatin, sản phẩm từ sữa) cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng giống với triệu chứng dị ứng thịt bò.

Nguyên nhân xảy ra dị ứng là do albumin huyết thanh bò hoặc globulin miễn dịch bò được tìm thấy trong các sản phẩm từ thịt động vật có vú. Khi sử dụng các sản phẩm này, gián tiếp đưa protein lạ vào đường ruột. Protein lạ sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể IgE (immunoglobulin E) chống lại sự xâm nhập của protein.

Kháng thể IgE sau khi được tạo ra, gắn vào các tế bào miễn dịch đi khắp cơ thể, khi chúng gặp các chất gây dị ứng sẽ giải phóng histamine từ tế bào, và chính histamine gây ra các triệu chứng dị ứng thường thấy. Do đó, mỗi lần sử dụng các sản phẩm thịt từ động vật có vú, người sử dụng sẽ kèm theo các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa tại các vùng da, nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ.

Dùng thuốc điều trị cetuximab hoặc các loại thuốc có chứa alpha-gal

Cetuximab (Erbitux) là một loại thuốc trong liệu trình điều trị ung thư có chứa alpha-gal. Những người sử dụng cetuximab có tiền sử dị ứng trước đó sẽ có nguy cơ bị dị ứng thịt đỏ cao hơn.

Ngoài ra có một số loại thuốc cũng chứa alpha-gal, bao gồm: Crotalidae antivenom dùng trong điều trị rắn cắn, Infliximab dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng dị ứng thịt bò

Triệu chứng mức độ nhẹ và trung bình

Với thể nhẹ, người bị dị ứng thịt bò có những dấu hiệu như: Ngứa, da nổi mẩn đỏ, mề đay và có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày xuất hiện.

Với mức độ dị ứng trung bình, các triệu chứng có thể nặng hơn, người bị dị ứng có thể có những dấu hiệu toàn thân như:

  • Nổi phát ban, mề đay, viêm da dị ứng;
  • Sưng phù một số vùng trên cơ thể như mắt, môi,…
  • Hắt hơi, ho, chảy nước mũi, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp như thở khò khè, khó thở;
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Hạ huyết áp.

Triệu chứng mức độ nặng

Sốc phản vệ là triệu chứng nghiêm trọng nhất khi bị dị ứng thịt bò. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bị dị ứng. Sốc phản vệ có thể biểu hiện toàn thân như:

  • Sưng họng, co thắt đường thở gây tình trạng khó thở;
  • Buồn nôn hoặc nôn, tình trạng đau bụng, tiêu chảy kéo dài;
  • Hạ huyết áp nghiêm trọng đẫn đến choáng váng, chóng mặt hoặc mất ý thức.
  • Mạch đập nhanh.

Khi bị sốc phản vệ, cần ngay lập tức điều trị bằng adrenaline (epinephrine) theo hướng dẫn của bác sĩ và nhanh chóng được đưa đến phòng cấp cứu để được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu khi nào nên đi siêu âm thai? Những lưu ý khi mang thai cần nhớ

Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị 
Triệu chứng dị ứng thịt bò khác nhau ở mỗi người

Điều trị khi bị dị ứng thịt bò

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị trong điều trị dị ứng thịt bò. Tuy nhiên, có một số cách để làm giảm các triệu chứng bệnh khi gặp tình trạng dị ứng:

  • Bù nước và chất điện giải khi có các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy.
  • Sử dụng thuốc kê đơn dưới sự giám sát của bác sĩ như thuốc kháng histamin và albuterol,… khi bị dị ứng thể nhẹ hoặc trung bình.
  • Trường hợp bị sốc phản vệ, khó thở, mệt mỏi có dấu hiệu ngất xỉu, adrenaline được lựa chọn như một phương pháp điều trị tối ưu. Sau đó người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để được chăm sóc y tế kịp thời.

Dù người dị ứng thịt bò gặp phải tình trạng nào cũng đều cần xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Khi đến các trung tâm y tế, tại đây sẽ lên kế hoạch điều trị, phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân đang mắc phải.

Hạn chế tình trạng dị ứng thịt bò như thế nào?

Cách để phòng ngừa dị ứng thịt bò tốt nhất là bạn nên tránh xa các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…) và các sản phẩm làm từ những loại thịt này (sữa bò, các sản phẩm từ sữa và gelatin). Bạn cũng nên đọc kỹ thành phần trên bao bì thực phẩm và cẩn thận khi đi ăn ngoài. Hỏi nhân viên phục vụ hoặc đầu bếp để biết rõ thành phần của món ăn.

Đồng thời, bạn nên cẩn thận trảnh để bọ ve Lone Star cắn bằng cách tránh những khu vực bọ ve sinh sống như cỏ, cây cối rậm rạp. Nếu đến những nơi có bọ ve thường sống cần cẩn thận:

  • Mang ủng hoặc đồ bảo hộ, sử dụng thuốc chống côn trùng nếu cần;
  • Giặt sạch quần áo và tắm rửa khi trở về;
  • Vệ sinh cho vật nuôi thường xuyên để ngăn ngừa bọ ve bám vào lông thú cưng;
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng;
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, đặc biệt là những nơi thú cưng hay lui tới.

Với người đã có tiền sử chẩn đoán từng bị dị ứng thịt bò, luôn chuẩn bị một ống tiêm epinephrine để phòng ngừa. Tuy nhiên cần hỏi tư vấn từ bác sĩ chuyên khóa cách sử dụng.

Dị ứng thịt bò: Nguyên nhân và cách điều điều trị 

>>>>>Xem thêm: Gãy xương thuyền cổ tay do đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Hạn chế sử dụng thịt đỏ

Tóm lại,

dị ứng thịt bò là tình trạng phổ biến, có thể điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, người bị dị ứng thịt đỏ vẫn cần phải quan sát các biểu hiện mắc phải để đánh giá mức độ nghiêm trọng và đến ngay các cơ sở y tế để các chuyên gia tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *