Dị ứng Niken là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Dị ứng niken là một trong những tình trạng viêm da tiếp xúc khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Việc nắm rõ các kiến thức về dị ứng niken sẽ giúp bạn biết cách phát hiện để sớm điều trị và phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả.

Bạn đang đọc: Dị ứng Niken là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Ở người dị ứng niken, thương tổn dạng chàm (eczema) cấp tính hoặc mãn tính sẽ xuất hiện tại vùng da có tiếp xúc với các vật dụng kim loại, hợp kim chứa niken. Các vị trí thường gặp nhất là vùng đeo đồng hồ, đồ trang sức, thắt lưng có bản kim loại, khuy quần kim loại như: Cổ, dái tai, bụng, thắt lưng, quanh rốn, cổ tay…

Dị ứng niken là gì?

Niken là 1 trong 5 kim loại thuộc nhóm sắt từ có màu trắng bạc, cứng, bóng và láng. Chúng thường được trộn chung với các kim loại khác để tạo thành hợp kim và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:

  • Đồ trang sức;
  • Tiền xu;
  • Chìa khóa;
  • Điện thoại di động;
  • Khung kính;
  • Kẹp giấy;
  • Vỏ bút;
  • Niềng răng chỉnh nha;
  • Đồ dùng cho ăn uống và thiết bị nhà bếp không gỉ;
  • Dây kéo, khóa dây lưng, các loại khuy và nút áo, nút quần.

Một lượng nhỏ niken cũng có thể dễ dàng được tìm thấy các loại thực phẩm như: Một số loại rau, trái cây và hạt.

Dị ứng Niken là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Dị ứng niken gây ra hiện tượng ngứa da, phát ban

Là một trong những dạng dị ứng kim loại phổ biến, dạng dị ứng này là một phản ứng miễn dịch bất lợi xảy ra khi người nào đó tiếp xúc với một trong những sản phẩm có chứa kim loại này. Ở người bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng niken là một tác nhân xâm nhập nguy hiểm nên sản xuất ra các hóa chất nhằm chống lại chất này và xuất hiện phản ứng dị ứng. Từ đó gây ra hiện tượng ngứa da, phát ban hoặc những thay đổi khác ở da như: Đỏ và phồng rộp.

Nguyên nhân gây dị ứng niken

Thông thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ thúc đẩy sự thay đổi các chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại những tác nhân xâm nhập gây hại như: Vi khuẩn, virus hay nấm mốc. Ở người bị dị ứng, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng một chất vô hại là một mối xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất ra các hóa chất để loại bỏ chúng.

Khi bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng với các vật dụng hoặc thực phẩm có chứa niken. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là phát ban và ngứa. Phản ứng tiêu cực này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với niken lần đầu tiên hoặc sau khi tiếp xúc kéo dài và lặp đi lặp lại.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ dị ứng niken?

Có rất nhiều yếu tố làm nguy cơ dị ứng niken như:

  • Dùng phụ kiện, trang sức có chứa niken: Niken là một kim loại được dùng phổ biến trong chế tạo đồ trang sức. Do đó dị ứng niken thường liên quan đến đồ trang sức, khuyên tai và các loại khoen móc trên phụ kiện có chứa niken mà bạn sử dụng.
  • Làm việc với kim loại: Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với niken, nguy cơ dị ứng có thể cao hơn so với người không làm việc với kim loại. Đặc biệt, những người làm công việc chân tay đổ mồ hôi nhiều hoặc tiếp xúc thường xuyên với nước như: Pha chế rượu, người làm trong một số ngành công nghiệp thực phẩm, chất tẩy rửa gia dụng… có nhiều nguy cơ phát triển dị ứng niken hơn.
  • Nữ giới: Do thường dùng đồ trang sức nên nữ giới có nhiều khả năng bị dị ứng niken hơn nam giới. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân có thể có nguy cơ bị dị ứng với niken cao hơn.
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng niken: Bạn có nguy cơ cao bị dị ứng niken nếu các thành viên khác trong gia đình rất nhạy cảm với niken.
  • Bị dị ứng với các kim loại khác: Những người nhạy cảm với các kim loại khác cũng có nguy cơ cao bị dị ứng niken.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Dị ứng Niken là gì? Cách chẩn đoán và điều trị
Do thường dùng đồ trang sức nên nữ giới có nhiều khả năng bị dị ứng niken hơn nam giới

Triệu chứng dị ứng niken

Dấu hiệu dị ứng niken là tổn thương da dạng chàm cấp tính hoặc mãn tính xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với các vật dụng kim loại, hợp kim chứa niken. Tại các vùng da bị ảnh hưởng bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như:

  • Ngứa rất nhiều và rất dữ dội.
  • Xuất hiện mề đay hoặc các nốt mẩn đỏ trên da.
  • Vùng da dị ứng bị đỏ hay thay đổi màu sắc. Ở giai đoạn cấp sẽ có những mụn nước hay bọng nước xuất hiện thành từng đám trên nền da đỏ. Khi các mụn nước này vỡ ra sẽ chảy dịch sau đó để lại lớp vỏ và vảy.
  • Giai đoạn sau vùng da tiếp xúc sẽ tăng sắc tố, bong vảy và trở nên dày, khô hơn. Các vết trầy, vết xước do cào gãi có thể xuất hiện.
  • Phát ban có thể lan rộng trong trường hợp nặng. Da sẽ trở nên rát, đỏ hơn và có thể chứa đầy mủ khi bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi khi không còn sự tiếp xúc với vật dụng chứa niken. Hiện tượng phát ban thường xuất hiện trong vòng 12 giờ – 48 giờ kể từ thời điểm tiếp xúc niken và có thể kéo dài trong 3 – 4 tuần.

Chẩn đoán và điều trị dị ứng niken

Chẩn đoán

Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây dị ứng. Sau khi đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh, thực phẩm hoặc vật phẩm tiếp xúc gần đây cũng như kiểm tra bề ngoài làn da, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành thử nghiệm dị ứng mẫn cảm tiếp xúc. Một lượng nhỏ chất gây dị ứng tiềm năng bao gồm niken sẽ được bôi lên vùng da bất kỳ. Nếu vùng da này bị viêm trong vòng 48 giờ, bác sĩ có thể kết luận là bạn bị dị ứng niken.

Dị ứng Niken là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Hội chứng đầu cổ: Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Bác sĩ có thể đề nghị tiến hành thử nghiệm dị ứng mẫn cảm tiếp xúc để xác định dị ứng niken

Liều lượng chất gây dị ứng rất nhỏ nên thử nghiệm trên được đánh giá là an toàn, kể cả với người bị dị ứng niken nặng.

Điều trị

Trên thực tế, không có cách nào chữa dị ứng niken hoàn toàn. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, bạn sẽ được kê toa một số thuốc để cải thiện tình trạng phát ban, giảm kích ứng. Các thuốc này bao gồm:

  • Kem Corticosteroid như: Clobetasol (Cormax, Clobex) và betamethasone dipropionate (Diprolene).
  • Các loại kem không steroid như: Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic).
  • Corticosteroid đường uống như Prednison được sử dụng trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phát ban trên một khu vực lớn.
  • Thuốc kháng histamin đường uống như: Cetirizine (Zyrtec) và Fexofenadine (Allegra).

Ngoài ra, một số biện pháp khắc phục tại nhà bằng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da calamine… có thể được kê toa để làm dịu da.

Những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng dị ứng niken. Cách tốt nhất để ngăn ngừa loại dị ứng này là hãy tránh tiếp xúc với vật phẩm chứa niken nhất là khi bạn đã từng bị dị ứng trong quá khứ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Khi có triệu chứng nặng như: Nhiễm trùng hay sưng mủ thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh để lại sẹo xấu về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *