Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không? Dậy thì muộn ở trẻ đang là một trong những hiện tượng diễn ra phổ biến hiện nay. Đây là một dạng rối loạn phát triển tuổi dậy thì, có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, khả năng sinh sản và sự phát triển về thể chất của trẻ. Đặc biệt dậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến chiều cao của các bé sau này.

Bạn đang đọc: Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Những thay đổi về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý sẽ khiến những đứa trẻ dậy thì muộn phải chịu nhiều thiệt thòi. Điển hình là trẻ sẽ có nhiều nguy cơ thấp, lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa khi trưởng thành. Tại sao dậy thì muộn ảnh hưởng đến chiều cao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như ảnh hưởng của nó đến chiều cao của trẻ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dậy thì muộn là gì?

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng gặp ở những đứa trẻ đã bước qua lứa tuổi dậy thì trung bình của dân số nhưng không có các biểu hiện của tuổi dậy thì. Thông thường, cơ thể của trẻ em sẽ bắt đầu phát triển và hoàn thiện ở độ tuổi khoảng từ 9 – 13 đối với nữ và 9 – 15 với nam.

Khi quá trình dậy thì diễn ra muộn, vùng dưới đồi, tuyến yên và các tuyến sinh dục sẽ không thể cung cấp đủ các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) cho cơ thể, khiến các đặc trưng về giới tính của trẻ không được biểu hiện và chậm phát triển. Bên cạnh đó, chiều cao là một trong những yếu tố bị cản trở do quá trình chậm dậy thì.

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Trẻ dậy thì muộn thường có chiều cao thấp hơn các bạn cùng lứa

Những nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Di truyền

Nếu trong gia đình hoặc dòng họ đã từng có người dậy thì muộn, thì không cần can thiệp đối với trường hợp này, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.

Bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh thận hoặc hen suyễn có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì cũng như làm chậm quá trình phát triển của cơ thể. Sự mất cân bằng hormone hoặc sử dụng một số loại thuốc (corticosteroid) có thể là nguyên nhân gây ra dậy thì muộn ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng

Nhiều trẻ có thói quen ăn uống theo sở thích, không lành mạnh dẫn đến cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo, canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin và khoáng chất khác dẫn đến tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng. Điêu này có thể làm cơ thể phát triển muộn hơn những trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Các trường hợp biếng ăn, rối loạn ăn uống, ăn không đủ bữa hay áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển bình thường.

Tìm hiểu thêm: Hẹp bóng Vater: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi dậy thì của trẻ

Ít vận động

Tập luyện thể thao trong giai đoạn dậy thì có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của toàn cơ thể, đặc biệt là chiều cao. Lười vận động , luyện tập thể thao rất khó có được một ngoại hình như mong muốn.

Thức khuya

Có nghiên cứu chứng minh rằng, khoảng 90% các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì thường thức khuya. Thay vì dành thời gian để nghỉ ngơi, nhiều bạn trẻ lại duy trì thói quen thức khuya để làm những việc không cần thiết. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi và stress nặng, tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực vào quá trình dậy thì của trẻ, có thể gây ra bệnh dậy thì muộn.

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Ở những đứa trẻ bị dậy thì muộn, sức đề kháng, sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý của trẻ cũng kém đi. Các hormone sinh dục được tạo ra không đủ để kích hoạt hệ cơ, xương phát triển, khiến hai đầu xương khép kín lại. Lúc này chiều cao của trẻ cũng phát triển rất chậm dẫn đến trẻ thấp lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa khi đến tuổi trưởng thành.

Ở lứa tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh. Ở nam và nữ sẽ có những độ tuổi phát triển chiều cao khác nhau, mỗi năm khoảng 8 – 10cm. Khi qua giai đoạn dậy thì (sau 16 tuổi đối với nữ và sau 18 tuổi đối với nam) và mỗi năm chỉ tăng khoảng 1 – 2cm.

Ở một giai đoạn nhất định (giai đoạn này diễn ra với nữ vào khoảng 20 tuổi và nam là 22 tuổi) cơ thể con người sẽ không thể phát triển chiều cao được nữa, đối với những trường hợp tăng chiều cao ngoài độ tuổi này trên thực tế vẫn có nhưng không nhiều.

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

>>>>>Xem thêm: Fraxel laser là gì? Khi nào nên thực hiện fraxel laser?

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Thời điểm tốt nhất để điều trị chứng dậy thì muộn là khoảng 12 tuổi. Do đó, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của con, khi có dấu hiệu của dậy thì muộn, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để quá muộn đến hết giai đoạn phát triển của trẻ, lúc này sẽ rất khó để kích thích sự phát triển chiều cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chiều cao của trẻ sẽ thấp kém trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì muộn

Một bé gái trưởng thành hoàn toàn sẽ có ngực, lông mu và nách phát triển, kinh nguyệt đều đặn (hoặc không đều) và sẽ ngừng phát triển chiều cao. Một bé trai trưởng thành hoàn toàn sẽ có tinh hoàn, bìu và dương vật to ra, sẽ có lông mu, nách và mặt, giọng nói trầm hơn và ngừng phát triển chiều cao. Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết trẻ có nguy cơ bị dậy thì muộn.

Đối với bé gái:

  • Không có nụ vú hoặc vú phát triển ở tuổi 14;
  • Trên 3 năm kể từ khi ngực xuất hiện đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt;
  • Không có kinh nguyệt trước 16 tuổi.

Đối với bé trai:

  • Tinh hoàn không to trước 16 tuổi;
  • Trên 4 năm từ khi bắt đầu phát triển và hoàn chỉnh bộ phận sinh dục.

Khi trẻ có các dấu hiệu trên, để chẩn đoán xác định trẻ bị dậy thì muộn, phụ huynh hãy đưa bé đi khám để được kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và điều trị dậy thì muộn kịp thời, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Khi dậy thì muộn, các bé gái thường có biểu hiện là xấu hổ với bạn bè đồng lứa và lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Dậy thì muộn không ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao và khả năng sinh dục của bạn gái khi trưởng thành. Nếu bé trai dậy thì muộn mà không điều trị sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, khiến dương vật nhỏ, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, có thể dẫn đến vô sinh cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường xuất hiện các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm và không giao tiếp với mọi người xung quanh.

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của dậy thì muộn, phụ huynh cần quan tâm đến việc phát triển thể chất của trẻ, các biến đổi về tâm sinh lý để cung cấp cho bác sĩ nhằm tìm giải pháp sớm sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao, sự phát triển tâm sinh lý, thể chất và khả năng sinh sản của trẻ. Bố mẹ cần quan tâm đến những bất thường trong sự phát triển thể chất và biến đổi về tâm sinh lý để phát hiện kịp thời con mình đang bị dậy thì trễ. Từ đó, có thể cung cấp cho bác sĩ những bằng chứng về quá trình phát triển của trẻ, hỗ tìm ra các giải pháp sớm sẽ giúp các bé vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *