Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bàng quang bị dày là tình trạng bệnh lý gây ra nhiều sự bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu khái niệm về dày thành bàng quang cũng như nguyên nhân và những biểu hiện thường thấy ở căn bệnh nhé!

Bạn đang đọc: Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Dày thành bàng quang là một căn bệnh nghiêm trọng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của các bệnh nhân trong trường hợp nghiêm trọng.

Dày thành bàng quang là gì?

Bàng quang nằm trong hệ tiết niệu. Được biết, đây là bộ phận có trách nhiệm chứa cũng như đào thải nước tiểu ra ngoài nhờ vào cơ quan niệu đạo. Bàng quang có vị trí chính xác nằm ở bên trong khoang giữa của xương chậu.

Khi bàng quang ở trạng thái chứa đầy nước tiểu, các vùng thành bàng quang sẽ bắt đầu tự động giãn nở ra. Khi đi tiểu, các cơ của thành bàng quang tự động co thắt để đưa nước tiểu ra bên ngoài.

Bàng quang ở người trưởng thành có dung tích cụ thể như sau:

  • Nữ: 250 – 550ml.
  • Nam: 350 – 550ml.

Thành bàng quang có độ dày khoảng 3mm nếu ở trạng thái căng. Lớp thành được cấu tạo từ 4 lớp: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và cuối cùng là lớp thanh mạc. Hiện tượng dày thành bàng quang xuất phát từ việc các lớp này phát triển một cách bất thường so với kích thước trung bình. Dấu hiệu điển hình chính là triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Dày thành bàng quang có thể là biểu hiện của một loại bệnh lý đang xảy ra ở hệ tiết niệu. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng nhiễm trùng ngược lên bộ phận niệu quản, nghiêm trọng là khiến thận bị bể. Bàng quang là bộ phận ở sâu bên trong cơ thể. Cũng vì lẽ đó mà bệnh nhân không thể tự kiểm tra mà cần đến sự can thiệp y tế một cách nhanh chóng.

Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Dày thành bàng quang có thể là biểu hiện của bệnh lý ở hệ tiết niệu

Nguyên nhân dẫn đến d

ày thành bàng quang

Nguyên nhân gây ra dày thành bàng quang có thể do cá nhân hút quá nhiều thuốc lá hay tiếp xúc lâu ngày với hóa chất. Bên cạnh đó, tiếp xúc hay bị kích ứng với bức xạ cũng có thể dẫn đến thành bàng quang bị dày.

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên do khiến bạn bị dày thành bàng quang. Có thể kể đến như:

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang được biết là một bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên do xuất phát từ việc bệnh nhân nhịn tiểu lâu, đang sử dụng thuốc kháng sinh liều mạnh, uống quá ít nước, quan hệ tình dục không đảm bảo được an toàn.

Bên cạnh đó, bệnh viêm bàng quang xuất hiện có nguồn gốc từ vi khuẩn E.coli có thể là hệ quả của một vài căn bệnh lý khác như sỏi thận, đái tháo đường,… Trong trường hợp này, bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Tắc nghẽn bàng quang

Tắc nghẽn bàng quang xảy ra ở vùng cổ bàng quang, vị trí tiếp giáp với phần cơ quan niệu đạo. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn tại bàng quang.

Sỏi bàng quang

Bệnh lý sỏi bàng quang có thể gây ra một số dấu hiệu ở cơ thể như nước tiểu có màu sẫm đục, xuất hiện lớp váng hay màng bọc trên bề mặt nước tiểu, đau vùng bụng dưới và vùng hạ vị. Nguyên nhân được biết chủ yếu là do nhịn tiểu quá lâu hay thành phần của nước uống có chứa nhiều đá vôi. Mặt khác, bệnh cũng có thể được hình thành do sỏi niệu quản hay sỏi thận.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về vacxin cúm Vaxigrip Tetra

Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán
Sỏi bàng quang có thể được hình thành do sỏi niệu quản hay sỏi thận

Những triệu chứng thường thấy khi bị d

ày thành bàng quang

Tình trạng dày bàng quang sẽ thể hiện ra bên ngoài một số triệu chứng, có thể kể đến sau đây:

  • Tiểu gắt, buồn tiểu thường xuyên hay luôn trong trạng thái cần được đi tiểu gấp.
  • Cảm thấy buốt và nóng rát mỗi lần đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi, màu đục hoặc thậm chí lẫn máu.
  • Đau bụng dưới, đau lưng.
  • Một số trường hợp ghi nhận hiện tượng sốt.
  • Biển hiện hay tè dầm ở trẻ nhỏ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo về bệnh lý bàng quang.

Có những phương pháp chẩn đoán d

ày thành bàng quang nào?

Tình trạng thành bàng quang bị dày thường được chẩn đoán bằng các biện pháp đem lại hiệu quả chính xác cao sau đây:

Siêu âm bàng quang

Siêu âm bàng quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh áp dụng cho các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện nói chung, đặc biệt là bệnh lý dày thành bàng quang.

Dựa vào hình ảnh từ siêu âm, các bác sĩ có thể thấy được các khối u, sỏi hay dị tật bẩm sinh tại bàng quang. Không chỉ vậy, tình hình ứ đọng nước bên trong đường tiết niệu cũng được các bác sĩ nắm bắt cụ thể. Siêu âm bàng quang hiện là phương pháp thăm khám cho ra kết quả với độ chính xác cao đối với những trường hợp nhẹ.

Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang bằng cách sử dụng một chiếc máy nội soi chuyên dụng. Qua đó, các bác sĩ sẽ thấy được tình hình cụ thể tại bàng quang dựa vào ống nội soi hay màn hình hiển thị. Với phương pháp này, các bác sĩ cũng có thể thực hiện điều trị trong quá trình thực hiện thủ thuật nếu cần thiết.

Xét nghiệm nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu có thể cho các bác sĩ biết được tỷ lệ vi khuẩn, mủ và máu bên trong nước tiểu. Căn cứ vào cơ sở đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Răng số 7 là răng gì? Điều trị khi bị mất răng số 7 thế nào?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán bệnh lý về bàng quang

Tùy thuộc vào tình trạng dày thành bàng quang của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp khác nhau. Do vậy, ngay khi phát hiện bản thân có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ thành bàng quang bị dày, bạn nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *