Dây thần kinh quay nắm vai trò quan trọng trong hoạt động và cảm giác ở tay. Việc nhận biết được cảm giác cũng như vận động phụ thuộc vào các dây thần kinh quay nên nếu như dây thần kinh quay bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày.
Bạn đang đọc: Dây thần kinh quay là gì? Cách điều trị và khắc phục bệnh thần kinh quay
Bệnh dây thần kinh quay là những tác động gây tổn thương dây thần kinh quay. Biết được những triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh là rất cần thiết.
Contents
Dây thần kinh quay là gì?
Dây thần kinh quay nằm ở cánh tay nằm vị trí chủ đạo, nối từ hõm nách xuống phần khuỷu tay và sau đó phân ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Chức năng của dây thần kinh quay là chi phối, điều khiển cử động cũng như đem lại cảm giác cho toàn bộ vùng cánh tay bao gồm cả bàn tay và cẳng tay. Vùng cảm giác do dây thần kinh quay chi phối nằm ở nửa mu bàn tay và mặt sau cánh tay. Nhờ những chức năng trên ta có khả năng cầm nắm, duỗi, chỉ, cảm nhận ngoại lực tác động lên tay.
Nói tóm lại dây thần kinh quay có hai chức năng chính là chức năng cảm giác và chức năng vận động.
Với chức năng cảm giác dây thần kinh quay chia thành 4 nhóm nhỏ: Nhánh thần kinh dưới da cánh tay, nhánh thần kinh dưới da bên cánh tay, nhánh thần kinh sau cẳng tay và nhánh thần kinh nằm ở vị trí đầu cuối các dây thần kinh quay. Các nhánh thần kinh này truyền tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương rồi tác động trở lại để biểu hiện giúp ta nhận dạng các cảm giác do ngoại lực hoặc nội lực gây cho cánh tay. Nếu bệnh nhân hay cảm thấy bị ngứa ran hay tê bì mu bàn tay khả năng cao là đã gặp phải các vấn đề về dây thần kinh quay.
Với chức năng vận động thì nhờ sự giúp đỡ của các dây thần kinh quay ở cẳng tay sau và cơ cánh tay sau mà sẽ giúp chống đỡ cẳng tay, mở rộng các ngón tay và khớp cổ tay cũng như thức hiện các hành động liên quan đến tay.
Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh dây thần kinh quay
Bệnh dây thần kinh quay là hiện tượng dây thần kinh quay bị những tổn thương do chèn ép, chấn thương do ngoại lực hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác gây ra. Kiến dây thần kinh quay bị mắc kẹt ở một vị trí nào đó như phần trên cẳng tay hoặc phí dưới khớp khuỷu tay.
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dây thần kinh quay:
- Những chấn thương trực tiếp trên bộ phận của tay như gãy xương, trật khớp khuỷu tay, tổn thương vùng hõm nách.
- Khi tư thế tay không phù hợp như gác tay khi ngủ gây chèn ép dây thần kinh quay
- Những dị vật gây dây thần kinh quay bị đứt hoặc có khi do những mảnh xương gãy do va chạm.
- Bệnh dây thần kinh quay cũng có ở trẻ em và nguyên nhân phần lớn ở đây là do bẩm sinh, các em có những bất thường ở dây thần kinh quay ngay từ trong bụng mẹ.
- Các vấn đề gây bao hoạt ở khớp khuỷu tay có thể gặp như do u nang bao hoạt dịch, viêm nhiễm ở mức độ cấp tính, sự giãn rộng của túi hoạt dịch.
- Ngộ độc chì.
Bệnh dây thần kinh quay không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng có thể bị. Đặc biệt cần chú ý những người bị bệnh tiểu đường, bệnh về xương làm xương giòn dễ gãy hoặc vận động quá sức ở cánh tay thì có nguy cơ mắc bệnh dây thần kinh quay cao hơn nhiều so với người bình thường.
Những dấu hiệu cho thấy bị bệnh thần kinh quay
Các triệu chứng của bệnh dây thần kinh quay chủ yếu liên quan đến các chức năng cảm giác và chức năng vận động của tay:
- Có cảm giác đau dọc theo hướng của dây thần kinh quay.
- Tay dị cảm hay bị tê cứng hoặc giảm cảm giác nửa ngoài mu bàn tay, vị trí từ mặt mu ngón cái đến nửa ngoài đốt của ngón tay giữa.
- Gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện những động tác duỗi gấp cánh tay gây cảm giác khó chịu tại khớp khuỷu.
- Thực hiện động tác duỗi các ngón tay và bàn tay rất khó khăn.
- Ta có thể nhận diện bệnh liệt dây thần kinh quay là cẳng tay nửa gây, các ngón tay gấp không tối đa và ngón tay cái khép, bàn tay rủ cò.
- Không thực hiện được nhiều động tác tay cùng 1 lúc hoặc gặp khó khăn khi cố thực hiện động tác dạng và duỗi bàn tay cùng 1 lúc.
- Hiện tượng mu bàn tay bị phù, da mỏng, hoặc teo cơ ở các bộ phận dây thần kinh quay chi phối. Trong một số trường hợp việc bàn tay teo nhỏ là biểu hiện điển hình của tình trạng rối loạn dinh dưỡng của dây thần kinh quay.
Tìm hiểu thêm: Nên thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ ở đâu?
Phương pháp để chẩn đoán bệnh thần kinh quay
Bệnh thần kinh quay được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm các rối loạn về vận động, cảm giác và tất cả những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Ngoài ra một số biện pháp cận lâm sàng cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh dây thần kinh quay.
- Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán bệnh trong trường hợp gãy xương cánh tay, trật khớp, hoặc dị vật với nghi ngờ gây chèn ép hoặc làm đứt dây thần kinh quay.
- Khảo sát hoạt động điện cơ của những vùng chịu chi phối bởi dây thần kinh quay.
- Khảo sát hoạt động thần kinh cơ, đo tốc độ dẫn truyền tín hiệu dây thần kinh quay cũng cho thấy tình trạng bệnh lý của dây thần kinh quay.
Điều trị và khắc phục bệnh dây thần kinh quay
Các biện pháp điều trị được áp dụng đều nhằm mục đích khắc phục khả năng vận động và cảm giác về trạng thái bình thường. Kết hợp điều trị những triệu chứng cũng như phát hiện và giải quyết nguyên nhân gây nên là yếu tố giúp việc điều trị bệnh lý về dây thần kinh quay được triệt để, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Biết rằng một số trường hợp không cần can thiệp điều trị mà tình trạng bệnh sẽ tự hồi phục theo thời gian. Bằng cách tập vật lý trị liệu sẽ giúp hồi phục khả năng vận động của cánh tay cách nhanh và an toàn nhất. Biện pháp điều trị này cần thực hiện liên tục trong thời gian dài cho đến khi có sự xuất hiện trở lại của những dây thần kinh khỏe mạnh thay thế những sợi bị mất đi và dần nối lại với những dây thần kinh cơ. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất cần sự phối hợp kiên trì của bệnh nhân và nhân viên y tế.
>>>>>Xem thêm: Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và cách đều trị
Với những nguyên nhân gây bệnh là do những chấn thương gây đứt hoặc chèn ép dây thần kinh thì cần sự can thiệp của phẫu thuật giúp giải phóng dây thần kinh quay khỏi vị trí bị chèn ép và nối các dây bị đứt.
Ngoài ra lối sống sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình hồi phục, phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh:
- Ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích như caffeine…
- Tuân thủ, kiên trì với chế độ luyện tập với các hướng dẫn của nhân viên y tế và bác sĩ tư vấn.
- Theo dõi, tái khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Dây thần kinh quay nắm vai trò quan trọng phụ trách việc hoạt động và cảm giác ở tay. Nếu bất kỳ những dấu hiệu nào cho thấy các vấn đề của dây thần kinh quay hãy nhanh đi khám để có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Chú ý bảo vệ tay trong sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động lao động mạnh nên tránh những sự cố gây tổn thương dây thần kinh quay.