Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?

Thiếu hormone tăng trưởng là một loại bệnh lý ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển cơ thể của trẻ. Do đó, việc phát hiện và điều trị tình trạng này đối với trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?

Chiều cao của trẻ nhỏ phụ thuốc vào nhiều yếu tố như: Gen, dinh dưỡng, môi trường sống và một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tăng chiều cao ở trẻ đó là thiếu hormone tăng trưởng. Vậy dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng KenShin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng GH do tuỳ trước tuyến yên (tuyến nội tiết) sản sinh ra, chúng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của cơ thể. Hormone tăng trưởng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng tế bào, quá trình phân bào, sửa chữa tế bào cũng như các hoạt động của việc trao đổi chất. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phát triển xương khớp từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì, giúp hồi phục sau chấn thương và bệnh tật. Đồng thời, hormone tăng trưởng giúp duy trì sự sản xuất ra hồng cầu cũng như tăng khối lượng cơ bắp.

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?

Thiếu hormone tăng trưởng khiến vóc dáng của trẻ trở lên thấp bé hơn so với bạn cùng tuổi

Thiếu hormone tăng trưởng là một loại bệnh lý khiến vóc dáng trở nên thấp bé và các biến chứng chuyển hoá. Khi tuyến yên không sản sinh ra đủ hormone tăng trưởng sẽ tác động đến chiều cao, sức khoẻ và cả sự phát triển nội tiết tố của trẻ.

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng là một loại rối loạn về nội tiết tố, với dấu hiệu là chậm lớn, nhỏ bé. Tỷ lệ trẻ gặp phải tình trạng này khoảng 1/3500 – 1/4000, còn thiếu hormone tăng trưởng thể nhẹ có tần số gặp phải là 1/2000 trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ thiếu hormone tăng trưởng gồm có:

  • Bẩm sinh không bình thường não trước, không sản xuất hoặc giảm sản xuất tuyến yến trong giai đoạn còn là bào thai.
  • Mắc các bệnh lý như u tuyến yên, u vùng dưới đồi hoặc bị chấn thương sọ não.
  • Do chiếu xạ điều trị các khối u vùng sọ, vùng mũi họng hoặc hốc mắt… khiến tuyến yên bị tổn thương.
  • Não bị tổn thương do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm…

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ làm chậm tốc độ phát triển của cơ thể. Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng thường gặp nhất đó là:

  • Vóc dáng nhỏ bé: Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi, với chiều cao
  • Trẻ thiếu hormone tăng trưởng có thể xảy ra ở giai đoạn sau của cuộc đời như chấn thương sọ não hoặc u não, thì dấu hiệu thường thấy là dậy thì muộn, phát triển chậm về các cơ quan tình dục.
  • Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, cơ thể sẽ yếu hơn, khả năng chịu đựng kém, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm hơn với thời tiết nóng hoặc lạnh.
  • Hơn nữa, tình trạng này còn khiến trẻ xuất hiện một số triệu chứng về tâm lý như: Trầm cảm, trí nhớ kém, cảm xúc thất thường, thiếu tập trung hoặc hay lo âu…

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?

Khả năng chịu đựng kém, cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Cách chẩn đoán trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Với các dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng đã kể trên, để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng cho trẻ, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Để đánh giá chính xác lượng hormone tăng trưởng sản xuất ra cũng như một số hormone liên quan khác trong cơ thể. Khi thực hiện xét nghiệm hormone tăng trưởng thường ở trạng thái tĩnh nên sẽ không chính xác. Vì vậy, để định lượng hormone tăng trường thường sử dụng các test động như: Test vận động, test glucagon, test dung nạp insulin…
  • Chụp X – quang: Nhằm đánh giá tình trạng phát triển của xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến yến và vùng đồi dưới: Thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ có tổn thương hoặc có u tuyến yên. Thông qua chụp MRI giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân nào xảy ra với tuyến yên, do bẩm sinh, do có khối u hay do chấn thương.

Tìm hiểu thêm: Răng số 7 bị lung lay đau nhức phải làm sao?

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?
Xét nghiệm máu nhằm đánh giá chính xác lượng hormone tăng trưởng sản xuất ra

Điều trị trẻ thiếu hormone tăng trưởng như thế nào?

Hormone tăng trưởng được đưa vào cơ thể bằng con đường tiêm, thường là tiêm vào các mô mỡ của cơ thể như cánh tay, đùi hoặc mông.

Thông thường, trường hợp trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh có thể được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Khi đó, chiều cao của trẻ sẽ tăng từ 8 – 12 cm/năm. Khoảng thời gian từ 4 – 13 tuổi là thời điểm tốt nhất để điều trị bằng hormone tăng trưởng. Còn nếu điều trị sau tuổi dậy thì, sẽ không còn tác dụng gì nữa bởi vì lúc này các xương sụn của trẻ đã đóng lại. Để điều trị hiệu quả nhất, trẻ cần được tiêm đúng liều lượng và đều đặn vào mỗi tối theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh việc tiêm hormone tăng trưởng trẻ cũng cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, thường xuyên tập thể dục vừa giúp trẻ tăng cường sức khoẻ vừa giúp trẻ có thể đạt được chiều cao tối đa. Ngoài ra, người bệnh cần được khám định kỳ từ 3 – 6 tháng /lần, để bác sĩ kiểm tra, đánh giá cũng như theo dõi các tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng.

Đa số trẻ thiếu hormone tăng trưởng khi còn nhỏ sẽ sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết một cách tự nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phải điều trị bằng hormone tăng trưởng đến suốt đời. Để xác định trẻ có cần tiếp tục tiêm hormone tăng trưởng hay không, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm lượng hormone tăng trưởng có trong máu.

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng là gì? Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ra sao?

>>>>>Xem thêm: Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày?

Điều trị trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng bằng cách tiêm hormone tăng trưởng

Giống như điều trị các loại bệnh khác, việc tiêm hormone tăng trưởng cũng có tác dụng phụ tuy rất nhỏ, nhưng sẽ có một số biểu hiện như: Đau đầu, đau hông, tăng huyết áp sưng đỏ ở vùng tiêm hoặc cong vẹo cột sống. Ngoài ra còn có trường hợp rất hiếm gặp đó là tiêm hormone trong khoảng thời gian dài có thể gây ra đái tháo đường, nhất là những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc liên quan đến một số bệnh lý khác.

Như vậy, thiếu hormone tăng trưởng sẽ khiến trẻ chậm phát triển, trở nên tấp bé so với bạn bè cùng trang lứa. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ về các dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng cũng như cách chẩn đoán và phương pháp điều trị. Qua đó, trẻ có thể phát triển một cách toàn diện trong suốt quá trình của tuổi dậy thì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *