Đau đầu mạch máu là một triệu chứng không còn lạ lẫm với chúng ta, nó gây ra rất nhiều đau đớn, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu mạch máu là gì, nguyên nhân đến cách điều trị bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo!
Bạn đang đọc: Đau đầu mạch máu: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao?
Người bệnh bị đau đầu mạch máu thường gặp phải các triệu chứng đau nặng ở vùng thái dương hoặc trước trán, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. Để tìm hiểu về bệnh đau đầu mạch máu hãy cùng khám phá những thông tin chi tiết mà KenShin chia sẻ dưới đây.
Contents
Tổng quan về đau đầu mạch máu
Bệnh đau đầu mạch máu còn được biết đến với các tên gọi khác như đau nửa đầu Migraine, đau đầu vận mạch, là một loại đau đầu có nguồn gốc tại mạch máu.
Đau đầu mạch máu phát triển khi mạch máu ở khu vực đầu và bên trong não bị co thắt, thường xảy ra ở những người có rối loạn về nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Serotonin bị phóng thích và sau đó phân hủy một cách đột ngột, dẫn đến sự co thắt của mạch máu não và gây ra cơn đau đầu mạch máu cực kỳ đau đớn.
Thường thì sự co thắt mạch máu não diễn ra ở mạch máu vùng thái dương, vì vậy người bệnh sẽ trải qua triệu chứng đau ở vùng thái dương nhiều hơn.
Ngoài ra sự co thắt này còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tạm thời ở một số khu vực của não và cơ bắp vùng đầu cổ. Khi các tế bào trong não không đủ oxy và dưỡng chất do thiếu máu gây ra đau đầu.
Thống kê cho thấy rằng phụ nữ có tỷ lệ mắc đau đầu mạch máu cao hơn nam giới (tỷ lệ là 3 phụ nữ/1 nam giới). Bệnh gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhiều hơn ở những người dưới 45 tuổi, ít phổ biến ở người cao tuổi và trẻ em.
Những nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mạch máu
Bệnh đau đầu mạch máu hình thành từ một loạt yếu tố khác nhau. Tuy vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra những cơn đau đầu mạch máu nhưng chúng ta có thể quan tâm đến một số yếu tố tiềm năng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ra căn bệnh này:
- Căng thẳng và áp lực: Áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày thường được xem là một trong những yếu tố chính tạo điều kiện cho sự phát triển của cơn đau đầu mạch máu.
- Rối loạn giấc ngủ, thay đổi thời gian sinh học hoặc hoạt động thể lực quá mạnh cũng góp phần gây ra cơn đau đầu dữ dội.
- Sự biến đổi nội tiết: Sự mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh và góp phần vào việc phát triển cơn đau đầu mạch máu. Đặc biệt, việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
- Thói quen ăn uống: Tiêu thụ lượng lớn thực phẩm nhanh chứa hóa chất, chocolate, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, hút thuốc cũng có thể tăng khả năng phát triển bệnh đau đầu mạch máu.
- Các vấn đề tâm lý và thần kinh: Các bệnh lý như lo âu, trầm cảm hoặc dị dạng mạch máu não được đánh giá là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh đau đầu mạch máu
Bệnh đau đầu mạch máu gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Người mắc phải chứng đau đầu mạch máu thường trải qua những biểu hiện sau đây:
- Người bệnh đau nửa đầu thường xuyên, cơn đau xuất hiện ở một bên hoặc thậm chí cả hai bên của đầu, đau theo nhịp mạch đập.
- Vùng đau sẽ tập trung nhiều hơn tại thái dương hoặc phía trước trán.
- Triệu chứng đau đi kèm với cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
- Cảm giác đau thất thường giật thon thót theo nhịp đập của mạch máu.
- Cơn đau có thể kéo dài từ 20 đến 60 phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 4 giờ đến 72 giờ.
- Bệnh đau đầu mạch máu thường tái phát nếu không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Viêm hạch mạc treo kiêng ăn gì để mau hồi phục?
Mối nguy hiểm của bệnh đau đầu mạch máu
Cơn đau đầu mạch máu thường không được người bệnh coi trọng khiến họ trì hoãn việc thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, việc bỏ qua triệu chứng bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, bao gồm:
- Trầm cảm: Cơn đau đầu kéo dài dễ gây ra tình trạng trầm cảm, khiến tinh thần không ổn định.
- Suy nhược cơ thể: Cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, tái đi tái lại sẽ làm suy yếu cơ thể, làm giảm sức đề kháng và năng lượng của người bệnh.
- Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung: Cơn đau đầu mạch máu thường gây suy giảm về trí nhớ và khả năng tập trung.
- Nguy cơ đột quỵ: Cảm giác chói tai hoặc đau đầu rất dễ khiến người bệnh có nguy cơ đột quỵ.
- Tác động xấu đến dạ dày: Đặc biệt đối với những người có vấn đề về dạ dày, cơn đau đầu mạch máu tái phát có thể làm gia tăng sự đau đớn và khó chịu.
- Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc an thần và giảm đau sẽ tác động xấu đến dạ dày, gan và thận của bệnh nhân.
Vì vậy, khi bạn cảm thấy có triệu chứng đau đầu mạch máu, hãy sớm đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Cách điều trị bệnh đau đầu mạch máu
Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ y học đã làm cho việc chẩn đoán bệnh đau đầu mạch máu trở nên nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều, nhờ vào các trang thiết bị hiện đại như chụp cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ MRI và đo lưu huyết não. Các kết quả từ quá trình chẩn đoán này là nền tảng quan trọng để các bác sĩ xác định phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc
Phần lớn điều trị đau đầu mạch máu tập trung vào việc sử dụng thuốc nội khoa, bao gồm thuốc cắt cơn đau và các loại thuốc dự phòng để ngăn ngừa sự tái phát bệnh.
Có một loại thuốc được sử dụng để giảm triệu chứng đau đầu như paracetamol, thuốc nhóm triptan và thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây ra tình trạng lạm dụng thuốc. Hãy luôn tìm kiếm sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để nhận được đơn thuốc phù hợp nhất.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc sử dụng thuốc còn có những biện pháp khác mà người bệnh có thể thực hiện để cải thiện tình trạng đau đầu mạch máu:
- Bổ sung dinh dưỡng: Tăng cường ăn trái cây, rau xanh và các chất vi lượng như sắt, magie, kẽm, vitamin K, B6 trong khẩu phần hàng ngày.
- Vận động thường xuyên: Thực hiện tập thể dục và thể thao hàng ngày.
- Kiểm soát thực phẩm và thực phẩm kích thích: Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu.
- Quản lý tâm lý: Tránh lo lắng, căng thẳng và thói quen thức khuya.
Tuy những biện pháp này có thể giúp cải thiện triệu chứng đau đầu mạch máu nhưng chúng chỉ có tính hỗ trợ và không thay thế được các phương pháp điều trị y tế chuyên sâu. Do đó, quan trọng nhất là người bệnh vẫn cần đi thăm khám bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt cây sim và cây mua
Hy vọng rằng những thông tin trên đây của KenShin đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh đau đầu mạch máu, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị. Hãy chủ động tìm hiểu và thăm khám bác sĩ sớm khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào để ngăn chặn bệnh từ sớm. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!