Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

Cúm A hay còn gọi là cúm mùa hàng năm đều gây nên ảnh hưởng sức khỏe lớn cho nhiều lứa tuổi, nhất là trẻ em. Việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh, cũng như cúm A ở trẻ sốt bao lâu, cách phòng ngừa cúm A ở trẻ sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của con.

Bạn đang đọc: Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

Cúm A là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thường được các bậc cha mẹ quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cúm A gây ra bệnh ở trẻ nhỏ, cúm A ở trẻ sốt bao lâu?

Cúm A là bệnh gì?

Cúm là một bệnh rất phổ biến trên thế giới và rất dễ lây lan, gây ra nhiều đại dịch. Tác nhân chính của bệnh cúm là virus – gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Các đại dịch cúm A gần đây đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên có nguy cơ cao mắc phải cúm A. Cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có hình cầu được cấu tạo bởi 2 phần bao gồm:

  • Phần vỏ: Bao gồm protein M2, hemagglutinin, neuraminidase.
  • Phần lõi Nucleocapsid: ARN đơn sợi, protein M1.

Kháng nguyên M1 sẽ chia virus A thành 4 type khác nhau như type A, type B, type C và type D. Tuy nhiên, ở type A, kháng nguyên H và kháng nguyên N của virus thường xuyên thay đổi, tổ hợp lại tạo ra những chủng virus khác nhau.

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải cúm A

Khi trẻ bị bệnh cúm A sẽ có rất nhiều kiểu biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ với chỉ biểu hiện sốt đến biểu hiện cúm điển hình và nặng thường biểu hiện suy kiệt, thậm chí tử vong.

Triệu chứng thường gặp của cúm A

Khi mắc phải cúm A, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng cúm A điển hình như:

  • Sốt cao liên tục, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ, xương khớp toàn thân.
  • Viêm đường hô hấp trên, tổn thương thanh khí phế quản.

Phần lớn bệnh sẽ tự phục hồi sau một tuần, sốt kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi giảm đột ngột. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thể xuất hiện một số biến chứng như:

  • Suy hô hấp;
  • Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn;
  • Viêm màng não;
  • Viêm cơ tim;
  • Viêm tai giữa;
  • Hen phế quản.

Việc điều trị cúm A ở trẻ dựa trên nguyên tắc sau:

  • Điều trị triệu chứng.
  • Điều trị đặc hiệu nếu có chỉ định.
  • Điều trị nâng đỡ, nâng cao tổng trạng người bệnh.
  • Dự phòng và điều trị các biến chứng.

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

Việc điều trị cúm A ở trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu?

Cúm A gây ra nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các dòng virus cúm type A nhưng thường sẽ được tự khỏi từ 5 đến 7 ngày. Những triệu chứng của bệnh cúm A thường là sốt cao liên tục, ho, chảy nước mũi, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn. Trong đó triệu chứng sốt cao thường là triệu chứng mà các bậc cha mẹ lo lắng nhất.

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu còn tùy vào nhiều yếu tố như nồng độ, số lượng của virus trong cơ thể, sức để kháng của trẻ và cách chăm sóc đúng cách, hợp lý mà tình trạng sốt sẽ tự giới hạn nhanh hay chậm trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Để hỗ trợ trẻ hạ sốt, cha mẹ có thể tham khảo một số cách hạ sốt an toàn tại nhà cho trẻ sau đây:

  • Hạ sốt hạ nhiệt độ bằng thuốc: Thuốc thường được dùng để hạ sốt cho trẻ là Paracetamol và Ibuprofen. Tuy nhiên, để an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã tính toán và cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh của trẻ.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm: Đây là một các hạ nhiệt từ bên ngoài tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Sử dụng khăn và nước ấm lau cho trẻ trong khoảng 15 đến 20 phút cho đến khi bé hạ sốt đến nhiệt độ an toàn (37 độ C), tập trung vào các vùng như vùng thái dương, vùng trán, vùng nách và vùng bẹn.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, mặc đồ rộng rãi, mỏng nhẹ thoải mái.

Tìm hiểu thêm: Giảm các triệu chứng viêm gan với viên uống Naturenz Gold DHG Pharma

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ
Cúm A ở trẻ sốt bao lâu là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Phòng ngừa bệnh cúm A cho trẻ

Vì những nguy cơ sức khỏe mà cúm A để lại, các bậc cha mẹ cần trang bị thêm cho mình những kiến thức về phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ ngay từ ban đầu:

  • Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất là cần phát hiện và cách ly trẻ với những nguồn bệnh, những trường hợp nghi ngờ bệnh cúm khi đang có dịch để tránh lây lan.
  • Hạn chế cho trẻ tụ họp, sinh hoạt ở những nơi đông đúc trong thời gian có dịch bộc phát.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Nên cho trẻ mang khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với những người nghi ngờ bệnh cúm.

Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm hàng năm cho cộng đồng là biện pháp được sử dụng chủ yếu trên thế giới để phòng ngừa bệnh cúm. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Cục Y tế Dự phòng của mỗi quốc gia sẽ quyết định chủng siêu vi cúm được sử dụng làm vắc xin 6 – 10 tháng trước khi bệnh cúm xảy ra. Nếu loại siêu vi chứa trong thuốc chủng giống với dòng siêu vi đang gây dịch hay gây bệnh, vắc xin có thể bảo vệ hiệu quả chống bệnh cúm từ 50% đến 80%.

Ở Việt Nam, loại vắc xin đang được sử dụng là vắc xin cúm bất hoạt có chứa 3 dòng siêu vi cúm, sử dụng tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu.

  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm phòng.
  • Mũi 2: Một tháng sau khi tiêm mũi 1.

Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid và những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng cúm để phòng bệnh hiệu quả

Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là một đơn vị sở hữu các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu. Tiêm chủng KenShin đặt chất lượng và tính mạng con người lên trên hết. Đồng thời, Trung tâm cung cấp dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cúm A ở trẻ sốt bao lâu, cũng như các biện pháp phòng ngừa và cách chăm sóc trẻ tại nhà khi mắc bệnh. Hãy lựa chọn những trung tâm tiêm chủng uy tín có nguồn vắc xin chính hãng và được tư vấn khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe cho con bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *