Đối với con người sau một ngày dài hoạt động thì việc có một giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng. Ngược lại việc thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm nếu kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả làm việc và học tập của mỗi chúng ta.
Bạn đang đọc: Cơ thể thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với sức khỏe?
Một người trưởng thành mỗi ngày cần phải đảm bảo ngủ tối thiểu từ 7 – 8 tiếng để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất. Nhưng thực tế lại thấy rằng rất ít những người trẻ tuân thủ giờ giấc ngủ lý tưởng này vì nhiều lý do khác nhau mà lại không ngờ rằng khi kéo dài tình trạng này sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe. Vì thế phải nhanh chóng xác định nguyên nhân mất ngủ của mỗi người để có cách điều trị phù hợp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với sức khỏe và các phương pháp cải thiện hiệu quả chứng mất ngủ.
Contents
Các dạng mất ngủ phổ biến nhất
Dưới đây là một số dạng mất ngủ thường gặp nhất ở các bệnh nhân, cụ thể:
Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần, gây ra nhiều bất tiện trong các hoạt động mỗi ngày. Hơn nữa việc mất ngủ kéo dài còn làm quá trình điều trị gặp khó khăn, khó điều trị hơn so với việc can thiệp từ sớm.
Mẹ bỉm mất ngủ sau sinh
Mẹ bỉm sau sinh giai đoạn đầu thường bị mất ngủ, ngủ không sâu do thức khuya chăm em bé, bị đau ở vết thương khâu ở tầng sinh môn, bị trầm cảm sau sinh,…
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ thường gặp khi cơ thể luôn rơi vào trạng thái buồn ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày nhưng không thấy đủ, không cân bằng hợp lý thời gian ngủ và thức, đặc biệt phổ biến ở những người ngáy khi ngủ, nghiến răng hoặc bị mộng du.
Ngủ trằn trọc vào ban đêm
Người bị trằn trọc vào ban đêm sẽ khó ngủ sâu giấc, lúc nào cũng chập chờn trung bình khoảng 4 tiếng đã tỉnh giấc và khó vào giấc lại.
Mất ngủ gây ra những ảnh hưởng gì?
Tình trạng buồn ngủ nhưng lại trằn trọc không ngủ được có thể được cải thiện nếu như kịp thời thăm khám và tuân theo những phác đồ điều trị từ bác sĩ, ngược lại nếu phát hiện trễ có thể gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe mà chúng ta không thể lường trước được, điển hình:
Nguy cơ cao mắc bệnh về tâm lý
Những người có nhiều suy nghĩ tiêu cực, luôn lo lắng căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ kèm theo các dấu hiệu như rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt hoặc tiến triển thành nhiều bệnh lý nặng hơn như trầm cảm, tự kỷ,…
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về chỉ số LDL cholesterol trong máu
Dễ tăng cân
Vấn đề tiếp theo khi cơ thể bị thiếu ngủ đó là dễ rơi vào trạng thái tăng cân mất kiểm soát vì lúc này các bộ phận trong cơ thể hầu hết đều rơi vào tình trạng uể oải không thực hiện đúng vai trò của nó làm tích lũy lượng calo gây tăng cân.
Tăng tỷ lệ bị bệnh huyết áp
Khi mất ngủ thì hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều làm mạch máu co lại và huyết áp tăng cao gây áp lực lên tim mạch dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch.
Suy giảm sự tập trung, trí nhớ kém
Thiếu ngủ làm cơ thể rơi vào trạng thái không đủ năng lượng để bắt đầu hoạt động của một ngày mới làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thần kinh, dẫn đến khả năng tập trung kém, năng suất ghi nhớ trong công việc và học tập suy giảm trầm trọng.
Phương pháp cải thiện hiệu quả chứng mất ngủ
Tùy vào mức độ mất ngủ ở mỗi người mà sẽ có phác đồ điều trị tương ứng, song song với đó người bệnh cũng cần phải xây dựng thói quen đi khoa học để nâng cao chất lượng hơn, bao gồm:
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ, mọi người có thể thay thế bằng các phương pháp khác như nghe nhạc, nghe kể chuyện, đọc sách,…
- Tránh ngủ nhiều vào ban ngày hoặc xế chiều vì sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy uể oải, khó ngủ vào ban đêm.
- Nếu trằn trọc không thể vào giấc thì có thể đứng dậy đi vòng vòng hoặc nghe một đoạn nhạc du dương đến khi cơ thể thoải mái và đầu óc cảm thấy thư giãn hơn thì hãy trở lại giường.
- Không gian ngủ nên đảm bảo sự yên tĩnh và sạch sẽ, có thể sử dụng tinh dầu thơm để tạo không gian thoải mái nhất để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Cần đảm bảo cơ thể cảm thấy thư thả, không căng thẳng và suy nghĩ nhiều sẽ làm áp lực lên thần kinh và dẫn đến khó ngủ.
- Tự tạo đồng hồ sinh học cho bản thân bằng cách rèn luyện việc đi ngủ và thức dậy đúng khung giờ nhất định, có thể khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng nếu kiên trì thì nó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều.
Bên cạnh các thói quen sinh hoạt thì các sản phẩm hỗ trợ có giấc ngủ ngon cũng thường được các bác sĩ khuyến khích sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng, điển hình là siro Buona Ciradiem được sản xuất 100% tại Italia từ thương hiệu Buona – nổi tiếng với các thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ em hiện đang được nhiều bố mẹ tin dùng. Siro Buona Circadiem không chỉ được chứng minh mức độ hiệu quả khi cải thiện giấc ngủ thích hợp sử dụng cho người trưởng thành bị mất ngủ, khó ngủ,…
>>>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ đột ngột: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Vai trò quan trọng của giấc ngủ trong cuộc sống hằng ngày là điều không thể phủ nhận, nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của mỗi người và hiệu quả làm việc và học tập cũng bị suy giảm. Chính vì thế chúng ta cần phải rèn luyện các thói quen tốt để ngủ ngon hơn chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới tràn đầy sức sống và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn từ việc mất ngủ.