Cây sài đất là một dược liệu quý giá trong Y học cổ truyền. Nhiều bệnh lý có thể sử dụng cây sài đất để hỗ trợ điều trị. Nhưng cây sài đất chữa hở van tim được không?
Bạn đang đọc: Có thật sự cây sài đất chữa hở van tim được không?
Các bệnh lý như da liễu, xương khớp, nội tiết có thể sử dụng cây sài đất để điều trị. Đối với bệnh hở van tim thì tác động của cây sài đất như thế nào? Trong bài viết này, KenShin sẽ giải đáp sự thật cây sài đất chữa hở van tim được không?
Contents
Cây sài đất – Dược liệu quý ở Việt Nam
Cây sài đất là thực vật xuất hiện tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Cây sài đất thường được người dân sử dụng như một loại thực phẩm. Nhưng trong thời buổi hiện nay, cây sài đất đã được khai thác về mặt Y học cổ truyền nhiều hơn.
Đặc điểm hình thái của cây sài đất
Cây sài đất là cây thuộc họ cúc, mọc bò trên mặt đất, thường mọc hoang và phát triển mạnh mẽ nên tìm thấy ở nhiều nơi. Cây sài đất là dòng cây thân thảo, bò lan trên mặt đất với thân màu xanh. Cây có đặc điểm đáng lưu ý là cây mọc bò tới đâu thì rễ mọc đến đó. Lá của cây sài đất mọc sát thân cây, lá thường mọc đối xứng. Lá có hình bầu dục, về phía hai đầu thường nhọn, trên mặt lá có răng xẻ mạnh, ở cả hai mặt lá có lông, gần như không có cuống lá. Lá của cây sài đất có đặc điểm là khi vò lá, thường xuất hiện mùi thơm như trám.
Đối với hoa sài đất, thường nở hoa vào tháng 3 – 5. Sài đất có 2 loại là hoa màu vàng và hoa màu trắng. Đối với sài đất hoa vàng thường được trồng làm cảnh bên đường. Đối với sài đất hoa trắng thì được dùng vào các bài thuốc để chữa bệnh.
Bộ phận của cây sài đất được dùng làm thuốc
Cây sài đất được dùng để làm thuốc với toàn thân cây phía trên mặt đất. Lúc cây sài đất đang ra hoa, là thời điểm thường thu hái của cây. Sau khi thu hái toàn cây trên mặt đất, rửa sạch, có thể dùng được ngay hoặc phơi khô, sấy khô sau đó.
Thành phần hóa học trong cây sài đất
Cây sài đất khi ép lấy nước thu được dầu có màu đen, bao gồm các chất béo, đường, nhựa, saponin, tanin, pectin, lignin, cellulose, các chất silic. Trong sài đất có tinh dầu và nhiều muối vô cơ có tác dụng với sức khỏe con người. Lá sài đất có chứa lượng wedelolacton, chất này vừa là flavonoid vừa là coumarin có tác dụng dược lý. Nhờ vậy lá sài đất trị mụn khá hiệu quả, thường được áp dụng khá nhiều.
Tác dụng của cây sài đất
Dược liệu sài đất có tác dụng rõ rệt nhất là giảm sốt, giảm đau và kháng khuẩn. Nhưng cần lưu ý, đối với trạng thái viêm có mủ, áp xe, thì sài đất không có tác dụng kháng viêm trong trường hợp này. Theo Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, có tính mát. Vậy nên, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, khư ứ, tiêu thũng, hóa đàm, chỉ khái hiệu quả.
Đã từ xa xưa tới nay, sài đất được dùng để ăn sống như một loại rau, thường được ăn sống với các loại thịt, cá. Tại một số nơi, sài đất được dùng để điều trị rôm sảy, sốt rét và phòng bệnh sởi. Dược liệu sài đất được sử dụng để chống viêm, chống nhiễm khuẩn, chữa viêm tấy, tiêu độc, mụn nhọt, nhiễm trùng, viêm họng,… Tại Trung Quốc, cây sài đất được dùng để chữa bạch hầu, viêm họng, viêm amidan, ho gà.
Tìm hiểu thêm: Dính khớp sọ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Cây sài đất chữa hở van tim được không?
Hở van tim là bệnh lý có rất ít triệu chứng và khá khó nhận biết hở van tim ở người bệnh. Ở thể nặng, các triệu chứng của hở van tim rõ rệt và có ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Đối với một số trường hợp bệnh van tim thể nhẹ, phẫu thuật không phải biện pháp được đề xuất hàng đầu. Việc sử dụng thuốc nam để trị bệnh có thể được khuyến khích và đem lại hiệu quả nếu người bệnh kiên trì sử dụng. Trong đó, cây sài đất chữa hở van tim là phương pháp được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim. Cây sài đất có tác dụng cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến triển, ngăn ngừa biến chứng hở van tim. Cây sài đất đã được ghi nhận có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho tim.
Cách dùng cây sài đất phù hợp:
- Lấy 50g sài đất đã được rửa sạch và phơi khô cùng 5 chén nước.
- Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 20 – 30 phút, cô cạn.
- Đến khi lượng nước còn khoảng 1.5 chén, lọc lấy nước, cất trong bình giữ nhiệt.
- Tiếp tục nấu phần sài đất mới lọc với 4 chén nước, cô cạn còn 1 chén, cất chung với lượng nước ban đầu đã cất trong bình giữ nhiệt.
- Sắc tiếp tục phần sài đất với 3 chén nước, cô cạn còn ⅓ chén và lọc lấy nước, cất chung với lượng nước đã cô cạn được phía trên.
- Chia phần nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý: Bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh hở van tim là một bệnh nguy hiểm, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Vì sao xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai?
Cây sài đất chữa hở van tim là phương pháp có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.