Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản của nữ giới nhưng rất nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ cơ quan sinh dục nữ là gì. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ về cấu tạo, chức năng cùng cách chăm sóc đúng cơ quan sinh dục nữ.

Bạn đang đọc: Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Các cơ quan sinh dục nữ đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng đối với sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi lẫn quá trình sinh nở ở phụ nữ. Điều này đòi hỏi chị em phải tìm hiểu và trang bị những kiến thức về cơ quan sinh dục nữ mới có thể giúp bản thân chăm sóc sức khỏe sinh sản được tối ưu cũng như giúp “cuộc yêu” được thăng hoa. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn chị em vẫn có tâm lý ngại ngùng mỗi khi nhắc đến cơ quan sinh dục, dẫn đến khả năng cao mắc phải những bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản.

Cơ quan sinh dục nữ là gì?

Cơ quan sinh dục nữ (còn gọi là bộ phận sinh dục nữ) là hệ thống phức tạp với rất nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong chức năng sinh lý, tình dục, thụ thai, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, sinh nở. Không giống như cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo ẩn bên trong, được lớp lông mu che phủ.

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ gồm có cấu tạo ngoài và bên trong

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ gồm có các cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong. Mỗi cơ quan sinh dục trong/ngoài sẽ bao gồm nhiều bộ phận với vai trò và vị trí khác nhau.

Cơ quan sinh dục ngoài

Ngay tên gọi, chị em có thể hiểu ngay đây là cơ quan sinh dục nằm phía bên ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt và sờ được bằng tay. Nhiệm vụ của cơ quan sinh dục ngoài là giúp bảo vệ cho các cơ quan sinh dục trong tránh được sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, một chức năng quan trọng khác của cơ quan sinh dục ngoài là giúp cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo, sau đó thuận lợi di chuyển đến gặp trứng, thụ tinh.

Âm hộ (hay cửa mình) dùng gọi chung cho những cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ. Trên thực tế, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo trong khi trên thực tế thì lỗ âm đạo chỉ là một cấu trúc nằm bên trong âm hộ.

Cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ gồm những bộ phận sau:

Gò mu

Vị trí của gò mu là phần tích tụ mô mỡ dưới da, nằm nhô cao ở trên âm hộ. Các bé gái khi bước vào giai đoạn dậy thì sẽ thấy bắt đầu mọc lông trên bộ phận gò mu này.

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Kích thước âm đạo có thể thay đổi do các cơ dãn nở bên trong

Môi lớn

Bộ phận môi lớn nằm bao bọc bên ngoài, có nhiệm vụ bảo vệ những cơ quan sinh dục còn lại. Lông mu sẽ bắt đầu mọc ở tuổi dậy thì tại vùng da môi lớn, đây cũng là nơi có chứa các tuyến mồ hôi và dầu.

Môi bé

Môi bé nằm ở vị trí ngay bên trong môi lớn, bao quanh lỗ mở của âm đạo và niệu đạo. Vùng da môi bé mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.

Âm vật

Âm vật chính là phần nhỏ nhô ra ngoài, nơi hai môi bé gặp nhau. Bộ phận này được bao quy đầu âm vật bao phủ và rất nhạy cảm.

Lỗ âm đạo

Lỗ âm đạo có thể co giãn rất tốt để hỗ trợ các cặp đôi khi quan hệ tình dục cũng như quá trình sinh nở ở người phụ nữ được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Niệu đạo

Lỗ niệu đạo (lỗ tiểu) có vị trí nằm dưới âm vật khoảng 2cm. Nhiệm vụ của lỗ niệu đạo là sẽ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Cấu tạo của màng trinh mềm mại, có khả năng co dãn

Màng trinh

Đây là một lớp màng mỏng nằm ở vị trí cửa âm đạo. màng trinh có cấu tạo từ một/nhiều lỗ nhỏ để máu kinh nguyệt có thể chảy ra ngoài. Không phải tất cả phụ nữ đều có màng trinh, bên cạnh đó màng trinh của mỗi người cũng không giống nhau.

Cơ quan sinh dục trong

Bộ phận sinh dục trong có vị trí nằm sâu bên trong cơ thể nữ giới, không thể sờ bằng tay hay nhìn thấy bằng mắt thường.

Các cơ quan sinh dục trong gồm có:

Âm đạo

Cấu tạo bộ phận âm đạo có hình ống dài, bắt đầu từ âm hộ đến cổ tử cung. Khi quan hệ tình dục, bộ phận âm đạo sẽ là nơi tiếp xúc trực tiếp với dương vật. Bên cạnh đó, đường dẫn của máu kinh nguyệt đi ra bên ngoài chính là qua ngã âm đạo.

Tử cung

Tử cung (hay dạ con) có hình dáng tương tự như quả lê lộn ngược. Tử cung nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng, giữ vai trò quan trọng đối với quá trình lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt, là nơi để phôi thai làm tổ và phát triển cũng như cung cấp dưỡng chất giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh,…

Tìm hiểu thêm: Mổ thoát vị bẹn bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện mổ thoát vị bẹn

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ
Tử cung là phần rất quan trọng trong cơ thể nữ giới

Cổ tử cung

Cổ tử cung hình dạng giống như miệng cá, vị trí là nằm giữa tử cung và âm đạo. Vai trò của bộ phận này là ngăn chặn vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong tử cung gây hại.

Bên cạnh đó, cổ tử cung còn đảm nhận tiết chất nhầy khi nam nữ quan hệ tình dục để giúp việc quan hệ diễn ra trơn tru hơn, đồng thời nhờ chất nhầy này mà tinh trùng dễ đi vào gặp trứng hơn. Một chức năng khác của cổ tử cung không thể không nhắc đến đó là giúp đưa máu kinh nguyệt đến âm đạo để xuất ra ngoài.

Buồng trứng

Đây là bộ phận nằm vị trí ngay bên dưới eo chậu, giữa hai bên tử cung. Phụ nữ sẽ có hai buồng trứng. Khi còn nhỏ, bé gái sẽ có buồng trứng nhẵn nhụi và buồng trứng có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành, buồng trứng sẽ trở nên sần sùi hơn, đồng thời sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ sản xuất trứng cũng như tiết ra hai loại hormone nữ là Estrogen và Progesterone.

Ống dẫn trứng

Phần dài ra của tử cung được gọi là ống dẫn trứng (hay vòi trứng hoặc vòi tử cung). Ống dẫn trứng nằm bên trong hố chậu, giữ vai trò hỗ trợ tinh trùng di chuyển đến gặp trứng và thụ tinh. Đó là lý do vì sao bạn hay nghe nói đến phương pháp thắt ống dẫn trứng. Trong trường hợp đã sinh đủ con và không còn muốn sinh con nữa thì thắt ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn.

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Một trong khả năng gây vô sinh ở nữ giới là tắc vòi trứng

Cách chăm sóc sức khỏe cơ quan sinh dục nữ

Như chúng ta đều biết, hệ thống cơ quan sinh dục nữ có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận những vai trò riêng vô cùng quan trọng đối với chất lượng sống, tình dục lẫn thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Do đó, việc chăm sóc cơ quan sinh dục nữ là điều tối cần thiết để vừa bảo vệ sức khỏe vừa giúp hạn chế tối đa những nguy cơ tổn thương hoặc bất thường tại các cơ quan này. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc cơ quan sinh dục nữ được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp không chứa chất tẩy rửa mạnh sẽ gây mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo;
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo;
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh thông qua những biện pháp bảo vệ lẫn tránh thai phù hợp;
  • Tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa các bệnh lý phụ khoa, trong đó có biện pháp tiêm vắc xin ngừa virus HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung;
  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ (tối thiểu 6 tháng/lần) hoặc tuân theo chỉ định riêng của bác sĩ về lịch thăm khám.

Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

>>>>>Xem thêm: Sức khỏe phụ khoa: Chăm sóc vùng kín và những điều nên biết

Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh các bệnh liên quan

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã có thể hiểu được về cơ quan sinh dục nữ là gì, mỗi bộ phận trong hệ thống sinh dục nữ giới đảm nhận những chức năng ra sao. Việc chăm sóc sức khỏe vùng kín là rất quan trọng, nếu lơ là hay vệ sinh sai cách, chị em rất dễ gặp phải các bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng tâm lý, cuộc sống gia đình, quan hệ tình dục lẫn sức khỏe tổng thể nói chung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *