Dùng thuốc Đông y trong đó có các cây thuốc Nam là phương pháp chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh an toàn, lành tính, phù hợp với việc điều trị kéo dài. Liệu pháp này có thực sự tốt? Có nên chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam hay không?
Bạn đang đọc: Có nên chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam hay không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh nam khoa phổ biến, theo khảo sát cứ 100 người nam thì có khoảng 15 người bị bệnh. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời để bệnh đến giai đoạn bùng phát có thể gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn cũng như nhiều rủi ro khác về sức khỏe.
Contents
Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc có nên chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam không, bạn cần tìm hiểu một số thông tin về tình trạng này. Thừng tinh là bộ phận nối từ tinh hoàn tới ổ bụng với cấu tạo gồm có: Mạch máu, mạch bạch huyết, ống dẫn tinh và một số dây thần kinh. Nó có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất của tinh hoàn, nhờ vậy tinh trùng và hormone sinh dục nam được sản xuất đều đặn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng một nhóm các tĩnh mạch trong bìu có dấu hiệu giãn nở nghiêm trọng và sưng to. Trong một số trường hợp, còn có thể phát hiện tình trạng này bằng mắt thường. Nhiệt độ vùng bìu thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 2°C, đây là điều kiện lý tưởng để sản xuất tinh trùng. Nhưng ở nam giới mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, dòng máu nóng chảy vào khu vực bìu nhiều hơn khiến nhiệt độ vùng này tăng lên, ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
Nam giới bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng này và chịu ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ngay khi phát hiện để ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra.
Có nên chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không? Có nên chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam? Ngoài các phương pháp Tây y, tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể cải thiện nhờ sử dụng các loại thuốc Nam. Đó có thể là lá, hoa, cành, rễ hay hạt của các loại cây có tác dụng điều trị bệnh được y học cổ truyền nghiên cứu.
Thành phần các cây thuốc này chứa nhiều hoạt chất thiên nhiên tốt cho mạch máu như: Vitamin C, flavonoids, các alkaloids, rutin, hesperidin… có tác dụng trong việc tăng cường độ bền và sức đàn hồi của mạch máu, giảm sưng tấy, giảm ứ đọng máu ở thành mạch. Điều này giúp cải thiện tình trạng bệnh, đẩy lùi những triệu chứng khó chịu, đau đớn do giãn tĩnh mạch gây nên.
Tuy nhiên, không phải lúc nào dùng thuốc Nam để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng an toàn và hiệu quả. Có không ít bài thuốc Nam không rõ nguồn gốc, chưa được nghiên cứu hay chứng thực bởi các nhà khoa học. Bên cạnh đó, một số vị thuốc Nam vẫn có chứa các thành phần có độc tính, dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu sử dụng không phù hợp. Không những vậy, hiện nay có một số tổ chức hay cá nhân vì lợi nhuận mà đã tự bào chế các bài thuốc Nam, sau đó trộn thêm hoạt chất Tây y để đẩy nhanh hiệu quả của thuốc. Việc phối trộn bừa bãi, thậm chí kết hợp các hoạt chất bị cấm sử dụng có thể gây ra những tác hại nguy hiểm cho người dùng.
Nhìn chung, vẫn có nhiều bài thuốc Nam an toàn, có công dụng tốt trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh mà bạn có thể tham khảo sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định phù hợp.
Ưu và nhược điểm khi chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam
Ưu điểm
- Tính an toàn cao: Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam thường được đánh giá cao về mức độ an toàn vì đa số các vị thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, tương đối lành tính và ít tác dụng phụ.
- Có nhiều công dụng song song: Vì kết hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau nên bên cạnh tác dụng chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh các loại thuốc Nam này còn hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến sức khỏe sinh lý, tăng sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.
Nhược điểm
- Hiệu quả chữa bệnh chậm: Các tinh chất có trong dược liệu cần thời gian để thấm sâu vào máu và các lớp mô nên hiệu quả thường chậm hơn thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
- Tốn nhiều công sức: Thuốc Nam cần rất nhiều thời gian để bào chế và sắc thuốc nên không phù hợp với những bệnh nhân thường xuyên bận rộn.
- Không dễ uống: Các vị thuốc Nam thường có mùi khó chịu, mang vị đắng và khá khó uống, thậm chí còn gây nôn mửa nên khiến nhiều người bệnh e ngại khi dùng.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X quang tim phổi
Một số bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng Đông y
Người bệnh có thể áp dụng một trong các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn:
Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh chứng khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: Đau tinh hoàn, đau tức vùng hạ sườn, tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn, xuất hiện điểm bị ứ huyết. Một số người còn có triệu chứng lưỡi tím.
Nguyên liệu:
- Đan sâm, quất hạch, xuyên luyện: Mỗi vị 15g.
- Sài hồ, chỉ xác, xuyên khung: Mỗi vị 10g.
- Cam thảo, bạch thược, thủy diệt: Mỗi vị 3g.
Cách thực hiện:
- Mang toàn bộ nguyên liệu cho vào nồi cùng với 750ml nước lọc, bắc lên bếp rồi đun sôi.
- Đợi đến khi lượng nước cô đặc còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Gạn lấy phần nước, chia thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
Chữa bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chứng thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng bìu nóng đỏ, sưng to và đau rát nhất là khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện triệu chứng tĩnh mạch tinh hoàn giãn, mạch nhu sắc, rêu lưỡi vàng và cơ thể suy nhược…
Nguyên liệu:
- Thương truật, hoàng bá, nhân trần, ngưu tất, tạo giác thích và mộc hương: Mỗi vị 15g.
- Đương quy, xa tiền tử, thủy diệt, sài hồ, đào nhân: Mỗi vị 10g.
Cách thực hiện:
- Cho các vị thuốc cùng 600 – 700ml nước lọc vào nồi, bắc lên bếp và đun trên ngọn lửa liu riu.
- Đến khi nước cô đặc còn phân nửa thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước và chia nhỏ thành 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh chứng hàn ngưng huyết ứ
Triệu chứng: Đau nhức vùng tinh hoàn do vùng bìu căng tức, có cảm giác lạnh, rêu lưỡi trắng, lưỡi nhợt nhạt…
Nguyên liệu:
- Đương quy và xuyên luyện tử: Mỗi vị 15g;
- Ô dược, mộc hương và địa miết trùng: Mỗi vị 10g;
- Quế chi: 6g;
- Ngô thù du: 3g.
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ vị thuốc cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ.
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa.
- Lọc lấy phần nước, bỏ phần bã và chia thành 2 – 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh chứng đờm kết
Triệu chứng: Buồn nôn, cơ thể tăng cân đột ngột, rêu lưỡi dày nhớt có điểm ứ huyết, đau tức vùng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng, mạch huyền hoạt.
Nguyên liệu:
- Ngô công: 1 con;
- Hải tảo, hương phụ, phục linh, thương truật: Mỗi vị 15g;
- Bán hạ: 12g;
- Đởm nam tinh, trần bì, địa miết trùng, chỉ thực: Mỗi vị 10g;
- Cam thảo: 5g;
- Thủy diệt: 3g.
Cách thực hiện:
- Cho thuốc vào nồi, thêm 700 – 750ml nước lọc, bắc lên bếp đun trên ngọn lửa liu riu.
- Tiếp tục đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại mới tắt bếp. Lọc lấy phần nước, chia 2 – 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
- Nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu thuốc đã nguội thì trước khi dùng cần hâm nóng lại.
>>>>>Xem thêm: Ho và đau mắt đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị và làm giảm triệu chứng
Những thông tin chia sẻ về vấn đề chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc Nam trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Tốt nhất, hãy chủ động thăm khám sức khỏe, tầm soát các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản, sớm phát hiện giãn mạch thừng tinh và tiếp nhận điều trị bằng phác đồ phù hợp, ngăn ngừa các rủi ro khó lường về sau.