Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn cơ xương khá phổ biến hiện nay và cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cột sống nguy hiểm. Vậy bạn hiểu gì về tình trạng đau mỏi vai gáy và cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy?

Bạn đang đọc: Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Đau mỏi vai gáy và cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh thường đi tìm kiếm các phương pháp để cải thiện tình trạng này. Việc không điều trị sớm và dứt điểm chứng bệnh này có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.

Tổng quan về tình trạng đau mỏi vai gáy và cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy xảy ra khi các cơ vùng vai gáy bị co cứng, gây đau và kèm theo hạn chế vận động của cổ, từ đó dẫn đến tình trạng cổ cứng đờ.

Dấu hiệu đau mỏi vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy, sau một cử động đầu cổ sai lệch đột ngột hoặc sau một hoạt động quá sức vùng cổ và cánh tay. Ngoài ra, các cơn đau còn có thể xuất hiện sau một chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc do tai nạn trong sinh hoạt.

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Các cơn đau mỏi vai gáy có thể đau âm ỉ tăng dần hoặc dữ dội đột ngột ngay từ đầu. Có đôi lúc, đau cổ vai gáy có thể lan lên đầu, lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay hoặc lan xuống cột sống lưng do có sự chèn ép thần kinh vùng vai gáy.

Ban đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy đau mỏi nhẹ, hạn chế vận động vùng đầu cổ, khi quay đầu không cảm thấy thoải mái hoặc chỉ có thể nghiêng sang trái, nghiêng sang phải mà không quay lại được phía sau.

Mức độ đau có thể tăng lên vào ban ngày khi bạn hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau tăng về đêm khiến bạn tỉnh giấc và mất ngủ. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

  • Độ cong của cột sống bị giảm hoặc ưỡn cột sống cổ quá mức.
  • Sai tư thế vùng đầu cổ: Việc ngồi, đi, đứng hay nằm ngủ sai tư thế, lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc sử dụng máy tính và điện thoại quá lâu trong nhiều giờ liền có thể dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy.
  • Làm việc nặng nhọc và quá sức: Tình trạng đau mỏi vai gáy chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng lao động phổ thông, làm việc chân tay, thường làm việc quá sức hoặc thường xuyên khuân vác vật nặng.
  • Tập luyện thể dục thể thao quá sức với cường độ mạnh, thiếu khoa học dẫn đến tình trạng phần mềm vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức trong một khoảng thời gian dài.
  • Chấn thương: Các chấn thương trực tiếp lên vùng cổ vai gáy do tai nạn, va chạm mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy.

Ngoài ra, đau mỏi vai gáy cũng là triệu chứng của các bệnh lý về xương, khớp, đĩa đệm cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp… chủ yếu ở người cao tuổi.

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Tập luyện thể thao với cường độ mạnh có thể khiến bạn bị đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?

Trên thực tế, đau mỏi vai gáy không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Đau mỏi vai gáy kéo dài khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, lâu dần sẽ khiến người bệnh bị kiệt sức. Hậu quả sau đó là người bệnh sẽ phải đối diện với một loạt các bệnh không mong muốn kèm theo như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, mất ngủ, trầm cảm…

Thêm vào đó, đau mỏi vai gáy còn khiến năng suất lao động bị giảm sút, căng thẳng tâm lý từ đó ảnh hưởng đến công việc cũng như kinh tế gia đình.

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, đau mỏi vai gáy kéo dài còn có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe khác như:

Rối loạn tiền đình

Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ gây rối loạn tuần hoàn máu não. Mạch máu lên não bị chèn ép khiến cho não không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết hay thiếu máu nuôi dưỡng não. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, giảm tập trung, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ…

Rối loạn tiền đình là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh đau mỏi vai gáy, nhất là đối tượng trên 50 tuổi.

Chèn ép tủy sống hoặc hẹp ống sống

Các tổn thương cột sống cổ ở mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ hoặc hẹp ống sống. Tuy hiếm gặp nhưng nếu để xảy ra biến chứng này thì có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, chẳng hạn như rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác tay chân, teo yếu cơ tay, thậm chí là liệt tứ chi hoặc nửa người.

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Đám rối thần kinh cánh tay có thể bị tổn thương bởi một số bệnh lý như viêm đốt sống cổ, chấn thương vùng vai hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… Lúc này, người bệnh sẽ có những triệu chứng tương ứng với chi phối thần kinh của nó.

Một số biểu hiện thường gặp phải kể đến như tê bì mất cảm giác vùng của tay, yếu cơ, teo cơ, giảm vận động, liệt vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và sau cùng là ngón tay.

Có thể thấy rằng, đau mỏi vai gáy nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chính vì thế khi có các triệu chứng như đau nhức cột sống, cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy, đau đầu, chóng mặt, đau nhức hay tê bì hoặc mất cảm giác cánh tay… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm phổi có ăn yến được không? Các lợi ích của việc bổ sung tổ yến

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Đau mỏi vai gáy kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Phương pháp chẩn đoán và điều trị cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy như thế nào?

Đối với tình trạng đau mỏi vai gáy, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và khai thác tiền sử bệnh để nắm được chính xác tình trạng bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Các thăm dò cận lâm sàng có thể kể đến:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang cho thấy khoảng cách giữa hai xương cột sống bị thu hẹp, từ đó phát hiện sớm một số bệnh lý phổ biến như gãy xương, trượt đĩa đệm, viêm khớp, hẹp ống sống…
  • Chụp CT và MRI: Chụp MRI là thủ thuật không xâm lấn cho ra hình ảnh chi tiết về các yếu tố như gân, dây chằng, thần kinh… Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định chụp CT thay thế cho chụp MRI.
  • Điện cơ đồ: Phương pháp này giúp đánh giá tốc độ dẫn truyền thần kinh từ đó chẩn đoán tình trạng đau cổ, vai, cánh tay hoặc hiện tượng ngứa ran và tê liên quan.
  • Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chọc dò tủy sống.
  • Xét nghiệm máu.

Sau khi đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau mỏi vai gáy mà các bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy có thể kể đến như: Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, chườm nóng và chườm lạnh tại chỗ, tiêm corticosteroid, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 1 năm bổ sung kẽm mấy lần? Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Sử dụng thuốc là một trong các phương pháp điều trị cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đau mỏi vai gáy và cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy mà bạn đọc nên nắm được. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay của KenShin, bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều các kiến thức sức khỏe bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *