Chuyển phôi ngày 6 có tốt không? Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã giúp nhiều người mắc bệnh vô sinh hiếm muộn, được tận hưởng niềm vui làm ba mẹ. Bài viết cung cấp các thông tin y khoa về chủ đề chuyển phôi ngày 6 và dấu hiệu nhận biết việc chuyển phôi thành công.

Bạn đang đọc: Chuyển phôi ngày 6 có tốt không? Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

Thông thường, trong kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, việc chuyển phôi sẽ được thực hiện ở ngày 3 hoặc bác sĩ cũng có thể sẽ cân nhắc chuyển phôi ngày 5. Vậy chuyển phôi ngày 6 có tốt không?

Thụ tinh nhân tạo IVF và thời điểm chuyển phôi

Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF) là phương pháp được dùng để điều trị vô sinh, hiếm muộn cho những đôi vợ chồng mong muốn có em bé. Phương pháp nhân tạo này được ước tính tạo ra khoảng 500.000 em bé hằng năm, là cứu cánh mang lại niềm hạnh phúc được trở thành ba mẹ cho rất nhiều người.

Chuyển phôi là một giai đoạn trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Giai đoạn này các bác sĩ sẽ đưa hợp tử (được tạo thành từ tinh trùng và trứng) vào tử cung của người mẹ. Vì vậy, thời điểm chuyển phôi phù hợp là rất quan trọng. Trong quá khứ, thường các bệnh viện thực hiện IVF sẽ nuôi cấy phôi trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi thực hiện chuyển phôi vào buồng tử cung. Tuy nhiên, việc chuyển phôi vào thời điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Số lượng phôi ngày 2 và 3 mà một người thu được (sau chu kỳ IVF) là rất lớn, gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc xác định phôi nào là phôi có tỷ lệ thành thai nhi cao nhất.
  • Để có được xác suất mang thai cao, thì việc chuyển nhiều phôi một lúc sẽ giúp tăng cơ hội. Tuy nhiên, việc chuyển nhiều phôi như vậy cũng làm tăng nguy cơ đa thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và thai phụ, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai.

Chính vì những lý do trên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để chuyển các phôi có khả năng làm tổ cao, phát triển thành em bé khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Chính là thay đổi thời điểm chuyển phôi sang ngày 5, được áp dụng nhiều do tỷ lệ thành công cao. Vậy chuyển phôi ngày 6 có được không?

Chuyển phôi ngày 6 có tốt không? Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp giúp nhiều người hiếm muộn được làm ba mẹ

Chuyển phôi ngày 6 có tốt không?

Phôi nang thường sẽ được hình thành vào ngày thứ 5 sau thụ tinh. Tuy nhiên, ở một số người có thể trạng đặc biệt, phôi có thể phát triển chậm hơn bình thường và đến ngày thứ 6 mới đạt được trạng thái phôi nang. Chính vì thế, việc một số người phụ nữ thực hiện chuyển phôi ngày 6 cũng khá phổ biến.

Theo như kết quả của nhiều nghiên cứu, chuyển phôi ngày 6 hoàn toàn có khả năng thụ thai cao và tỷ lệ em bé bị các dị tật bẩm sinh cũng thấp hơn. Khi chuyển phôi sau ngày 5 thì đó là những phôi đã được sàng lọc di truyền, cũng như là những phôi có sức sống tốt nhất. Bên cạnh đó, chuyển phôi ngày 6 khi nội mạc tử cung của người mẹ đủ tiêu chuẩn để nuôi giữa hợp tử.

Việc chuyển phôi sau ngày 5 được ưu tiên cho những phôi chưa đủ tiêu chuẩn hoặc chờ thêm để lớp nội mạc của người phụ nữ phát triển. Thật ra, các cặp vợ chồng nên chủ động trao đổi với bác sĩ để chọn lựa thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Những đặc điểm tâm lý trẻ sống xa cha mẹ: Cần hiểu để biết cách can thiệp kịp thời

Chuyển phôi ngày 6 có tốt không? Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công
Thông tin giải đáp thắc mắc “chuyển phôi ngày 6 có tốt không?”

Dấu hiệu chuyển phôi thành công

Vậy là bạn đã biết được chuyển phôi ngày 6 có được không, tùy vào tình trạng của phôi, việc chuyển phôi vào ngày 6 hoàn toàn có thể được. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý ghi nhớ các dấu hiệu khi thực hiện chuyển phôi thành công.

Sau chuyển phôi 3 – 5 ngày

Giai đoạn này là lúc phôi tìm nơi làm tổ. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần đi lại và vận động nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc leo cầu thang và nghỉ ngơi nhiều hơn. Không nên cúi gập người xuống (giống lúc xỏ giày) vì động tác này có thể gây ảnh hưởng lên tử cung. Bạn có thể để ý những dấu hiệu bao gồm:

  • Cảm giác nặng bụng và đau quặn ở vùng dưới.
  • Căng tức ngực, có thể đau ở đầu ti hoặc bầu ngực.
  • Đau lưng hoặc hai bên hông, eo.
  • Có thể xuất hiện đốm máu ở tử cung khi thai làm tổ.

Sau chuyển phôi 11 – 13 ngày

Sau khi chuyển phôi ngày 6, đến thời điểm này một số người có thể test que thử thai vì nôn nao không biết mình có con chưa. Tuy nhiên, thời điểm này có thể cho kết quả không chính xác (đặc biệt là ở bệnh nhân sử dụng thuốc nội tiết). Do đó, các cặp vợ chồng không nên vội vàng thử thai vào thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến tâm lý.

Nếu không gặp bất cứ triệu chứng nào vào những ngày trước, thì từ ngày 11 sau chuyển phôi, bạn có thể gặp các biểu hiện muộn như nặng bụng, đau tức ngực, tiểu nhiều, cảm thấy đau líu nhíu ở bụng dưới.

Sau chuyển phôi 14 ngày

Đến ngày thứ 14 sau chuyển phôi, các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu đo Beta HCG. Nếu nồng độ Beta HCG đo được cao hơn 25 mIU/ml có nghĩa là đã có thai. Vì nồng độ Beta HCG ở giai đoạn đầu thai kỳ tăng nhanh, thông thường nồng độ chất này sẽ tăng gấp đôi mỗi 48 – 72 giờ.

Trường hợp nồng độ Beta HCG tăng thấp, có kèm theo các triệu chứng như đau bụng âm ỉ kéo dài, xuất huyết vùng âm đạo… có thể tiên lượng khả năng giữ thai thấp. Tuy nhiên, nếu được can thiệp xử trí sớm, thì vẫn còn hy vọng giữ được thai. Trường hợp nồng độ Beta HCG đo được cao hơn bình thường, có khả năng là đang mang đa thai.

Chuyển phôi ngày 6 có tốt không? Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về mang bầu bụng dưới và 2 hiểu lầm thường gặp

Bác sĩ sẽ thực hiện đo nồng độ beta HCG sau 14 ngày để xem người phụ nữ có mang thai hay không

Bài viết đã cung cấp các thông tin y khoa khi thực hiện chuyển phôi ngày 6. Ngoài ra, trong thời gian dưỡng thai, nếu bạn bị chảy máu âm đạo kèm đau vùng bụng dưới thì nên đến ngay bệnh viện thăm khám sớm, để các bác sĩ có phương án xử trí kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *