Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết

Chụp X quang xoang thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề bất thường ở xoang mũi, từ đó có hướng điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Vậy kỹ thuật này được thực hiện như thế nào?

Bạn đang đọc: Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết

Xoang mũi có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như giảm trọng lượng hộp sọ, hỗ trợ quá trình hoạt động của mũi và giúp làm ấm, ẩm luồng không khí thở. Khi xoang mũi đau nhức, khó chịu, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chụp X quang xoang để chẩn đoán. Bài viết dưới đây KenShin sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này.

Cấu tạo của xoang mũi

Để nắm rõ về kỹ thuật chụp X quang xoang mũi, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của xoang mũi. Theo thuật ngữ y học, xoang là những hốc nằm trong xương sọ. Ở bên trong lòng xoang được lót bởi lớp niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang sẽ đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ, thường được gọi là lỗ thông mũi – xoang.

Các xoang được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.

  • Nhóm xoang trước (gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây quanh hốc mắt): Nhóm xoang này được xem là vùng hô hấp của hốc mũi, mở thông ra ngoài nên dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài và bị nhiễm khuẩn, dễ gây biến chứng mắt.
  • Nhóm xoang sau (gồm xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ, liên quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang, tuyến yên): Xoang sàng sau nằm ở vị trí kín hơn, ít bị xâm nhập bởi những tác nhân bệnh lý từ bên ngoài. Tuy nhiên, các xoang sau lại có lỗ thông với mũi ở phía sau khe trên nên xuất tiết thường chảy xuống họng, ít bị viêm cấp tính nhưng lại thường bị viêm mạn tính.

Với cấu tạo như trên có thể thấy các xoang đều có lỗ thông với nhau, vì thế khi bị viêm 1 xoang kéo dài rất dễ dẫn đến viêm các xoang khác. Y học vẫn gọi tình trạng này là viêm đa xoang.

Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết

Xoang là những hốc nằm trong xương sọ, được lót bởi lớp niêm mạc hô hấp

Chụp X quang xoang là kỹ thuật gì?

Chụp X quang xoang là một kỹ thuật chẩn đoán thông qua hình ảnh được các cơ sở y tế áp dụng phổ biến. Mục đích của phương pháp này là giúp bác sĩ có thể quan sát được tình trạng bên trong của các hốc xoang mà không cần can thiệp dao kéo. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác các loại viêm xoang và mức độ bệnh dựa vào phim chụp.

Vậy thực hiện kỹ thuật này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Thực ra, khi chụp X quang, tia X có thể gây nhiễm xạ cho cơ thể nhưng liều chẩn đoán của một lần chụp sẽ được bác sĩ và kỹ thuật viên điều chỉnh để đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn. Do đó, mức độ ảnh hưởng gần như không đáng kể, bạn không cần quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư do nhiễm xạ nếu tần suất, khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang đảm bảo đúng quy định.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh những nguy cơ nhiễm xạ do chụp X quang nhiều lần, khi đi khám bệnh bạn nên mang theo phim X quang đã chụp trước đó để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán mà không cần phải chụp lại phim mới.

Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết

Chụp X quang xoang giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh ở xoang mũi

Chụp X quang xoang được thực hiện như thế nào?

Vậy kỹ thuật chụp X quang xoang được thực hiện như thế nào? Tùy vào tình trạng, triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các tư thế chụp phim như sau:

Tư thế Hirtz (cằm – đỉnh phim)

Tư thế Hirtz thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán các bệnh viêm xoang sàng sau, xoang sàng trước và xoang bướm. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ngửa đầu sao cho đầu thả ra khỏi thành bàn, đỉnh đầu chạm vào phim. Lúc này, tia X quang sẽ đi từ trên xuống dưới. Từ kết quả chụp, bác sỹ quan sát và chẩn đoán được tình trạng viêm xoang bướm, viêm xoang sàng trước và sàng sau.

Kết quả chẩn đoán như sau:

  • Trường hợp không bị viêm xoang: Nếu bác sĩ quan sát thấy hình ảnh ở 3 xoang (xoang bướm, xoang sàng sau, sàng trước) cũng như các vách ngăn rõ ràng thì mũi xoang bình thường.
  • Trường hợp bị viêm xoang: Khi bị viêm xoang, các khu vực xoang trên phim chụp sẽ bị mờ do tình trạng viêm khiến lớp niêm mạc hoặc mủ dịch tắc lại. Lúc này, các vách ngăn của sàng cũng không rõ ràng hoặc mất hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Có phát hiện được rau cài răng lược trên siêu âm không?

Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết
Tư thế Hirtz được chỉ định thực hiện khá phổ biến

Tư thế Blondeau (mũi – cằm – phim)

Tư thế này được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến viêm xoang hàm, xoang trán và hốc mũi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm sấp, mũi và cằm chạm vào phim, đồng thời miệng há tối đa. Lúc này, tia X sẽ được chiếu từ sau ra trước.

Kết quả chẩn đoán ảnh chụp X quang ở tư thế Blondeau như sau:

  • Trường hợp xoang bình thường: Nếu xoang không gặp bất cứ vấn đề bất thường nào, trên ảnh chụp X quang sẽ thấy các khoảng sáng rõ ràng ở khe thở hốc mũi, vùng xoang trán và hàm sẽ có ánh sáng đều so với ổ mắt và thành xương.
  • Trường hợp viêm xoang: Nếu bác sĩ quan sát thấy trên ảnh chụp khe thở của hốc mũi bị che mất thì có thể nguyên nhân là do khối u gây hẹp. Nếu khu vực xoang trán và xoang hàm bị mờ có thể niêm mạc xoang bị sưng tấy, phù nề hoặc tích mủ. Ngoài ra, nếu thành xương cũng bị mờ thì khả năng cao người bệnh gặp phải tình trạng u ác tính.

Tư thế Schuller (thái dương – nhĩ)

Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ viêm nhiễm ở xoang chũm, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang xoang với tư thế Schuller. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng giống với kiểu chụp phim sọ nghiêng. Lúc này, nguồn tia chiếu sẽ chếch 25 – 30 độ so với trục 2 tai, tia xuyên qua ống tai bên chụp và vành tai bên chụp luôn phải gập về phía trước để hình phim chụp không đè lên xương chũm.

Kết quả chẩn đoán như sau:

  • Trường hợp xoang bình thường: Hình ảnh phim có thể thấy rõ các vách ngăn và thông bào của chúng.
  • Trường hợp xoang bất thường: Khi quan sát phim chụp thấy các thông bào mờ hẳn, vách ngăn không rõ thì có thể người bệnh bị viêm xương chũm cấp tính. Trường hợp viêm xương chũm mạn tính, các thông bào sẽ mờ, vách ngăn biến mất.

Chụp X quang xoang và những thông tin quan trọng cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt bệnh còi xương và còi cọc

Sau khi chụp X quang xoang, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp

Như vậy, với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang xoang và thông tin chi tiết về các tư thế chụp để có thể chẩn đoán bệnh chính xác. Mặc dù đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng, thông báo rõ số lần thực hiện trước đó và tình hình sức khỏe của bản thân với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *