Chụp X quang phổi là một chỉ định cận lâm sàng khá phổ biến. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân chụp X quang để chẩn đoán, theo dõi trong điều trị bệnh lý về tim phổi. Vậy chụp X quang phổi có cần cởi áo không?
Bạn đang đọc: Chụp X quang phổi có cần cởi áo không?
Để chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý liên quan đến phổi, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân chụp X quang phổi. Các bệnh nhân khi thực hiện kỹ thuật này quan tâm đến nhiều vấn đề như: Tia X quang có hại không? Chi phí chụp X quang phổi bao nhiêu và chụp X quang phổi có cần cởi áo không?
Contents
X quang phổi – Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến
Chụp X quang phổi là kỹ thuật chụp lại hình ảnh của tim, phổi cùng một số tổ chức của thành ngực bằng tia X – một loại bức xạ năng lượng cao. Bức xạ điện từ của tia X có thể xuyên qua cơ thể nên được ứng dụng trong y học để ghi lại hình ảnh của xương và các cấu trúc khác. Đây cũng là lý do nhiều người băn khoăn chụp X quang phổi có phải cởi quần áo không? Khi mặc quần áo tia X có xuyên qua cơ thể được không?
Nguyên lý chụp X quang phổi
Nguyên lý chụp X quang phổi là các tia X phát ra từ máy chụp X quang được chiếu xuyên qua các mô mềm và dịch trong cơ thể và bị cản trở bởi mô đặc và xương. Một tấm phim sẽ được đặt sau phần cơ thể cần chụp. Các tia X gặp phim sẽ tạo thành hình ảnh cần thiết, rõ ràng về phổi. Hình chụp X quang phổi giúp bác sĩ thuận lợi hơn trong quá trình chẩn đoán bệnh, theo dõi quá trình điều trị bệnh, đánh giá hiệu quả chữa trị bệnh lý về phổi.
Chụp X quang phổi có vai trò gì?
Khi có hình chụp X quang phổi, bác sĩ có thể xác định được một số bất thường như:
- Khối u xuất hiện ở vùng trường phổi 2 bên.
- Các viêm nhiễm xảy ra ở phế quản và phổi.
- Hiện tượng tràn khí khoang màng phổi, tràn dịch màng phổi.
- Phát hiện các xơ nang hình thành ở hai phổi.
- Phát hiện các bệnh lý hay bất thường ở phổi có thể bắt nguồn từ tim hoặc là biến chứng của bệnh tim. Ví dụ như bệnh phù phổi cấp là biến chứng của bệnh suy tim xung huyết,…
- Đánh giá sự bất thường của tim (nếu có) thông qua hình dáng, kích thước của tim.
- Phát hiện và chẩn đoán một số dị tật lồng ngực bẩm sinh hoặc bệnh lý phình động mạch chủ,… Đó là nhờ việc bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến mạch máu như động mạch phổi, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch chủ trên, động mạch chủ,… qua phim chụp X quang.
- Phát hiện tình trạng gãy xương, vị trí gãy, di lệch xương, tổn thương phần mềm gần xương,…
- Khảo sát, đánh giá một cố cơ quan trong lồng ngực sau khi người bệnh phải trải qua phẫu thuật.
- Sau khi đặt một số thiết bị như ống thông, ống dẫn lưu, máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim,… người bệnh cũng được chỉ định chụp X quang phổi.
Chụp X quang phổi có cần cởi áo không?
Xung quanh kỹ thuật chụp X quang phổi còn rất nhiều thắc mắc người bệnh muốn giải đáp như: Chụp X quang phổi có đau không? Chụp X quang phổi giá bao nhiêu? Chụp X quang phổi có cần cởi áo không? Đặc biệt, hầu hết nữ giới quan tâm đến vấn đề trang phục khi chụp X quang phổi.
Người bệnh không cần thiết phải cởi áo khi chụp X quang phổi. Bệnh nhân nữ trước khi chụp sẽ được yêu cầu cởi áo ngực. Nếu người bệnh mặc áo mỏng, không có cúc hoặc khóa kéo kim loại, họ có thể không cần thay áo khi chụp X quang. Nhưng nếu trang phục chưa phù hợp, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu họ thay áo chuyên dụng của phòng chụp. Nam giới có thể cởi trần, mặc áo mỏng hoặc mặc áo chuyên dụng.
Loại áo người bệnh mặc khi chụp X quang cần có chất liệu mỏng nhẹ, không có phụ kiện hay chi tiết trang trí bằng kim loại. Những phụ kiện kim loại có thể gây nhiễu ảnh, khiến phim chụp X quang không rõ nét, thiếu chính xác. Đây cũng là lý do kỹ thuật viên cũng sẽ yêu cầu người bệnh tạm cởi bỏ những trang sức, phụ kiện kim loại như vòng cổ, nhẫn, kính, dây lưng,… Chụp X quang phổi có cởi áo không còn tùy loại áo bạn đang mặc có phù hợp hay không.
Việc mặc trang phục đúng quy định giúp hình ảnh chụp X quang phổi rõ ràng hơn, phản ánh chính xác tình trạng phổi. Từ đó, bác sĩ có cơ sở chính xác để chẩn đoán bệnh, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Ăn chung với người nhiễm viêm gan B có bị lây không?
Lưu ý quan trọng khác khi chụp X quang phổi
Ngoài tìm hiểu chi phí chụp X quang phổi, chụp X quang phổi có cần cởi áo không, chụp X quang có đau không,… bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình chụp X quang phổi diễn ra nhanh chóng, thuận lợi:
- Chụp X quang phổi người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành.
- Nếu nghi ngờ đang mang thai hoặc biết chắc đang có thai, hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định hoãn chụp X quang khi mang thai hoặc giảm lượng bức xạ để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu đang sử dụng các thiết bị y tế bằng kim loại, điện tử như: Van tim nhân tạo, ốc tai điện tử, máy khử rung tim,… người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý.
- Phim chụp X quang phổi sẽ có ngay sau khi chụp. Phim thường sẽ được chuyên gia chẩn đoán hình ảnh đánh giá trước. Sau đó, bác sĩ chỉ định chụp X quang sẽ xem xét và đưa ra chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh.
- Nếu trước đó đã từng chụp X quang phổi và đang trong quá trình theo dõi bệnh, bệnh nhân nên mang kết quả chụp X quang trước đó để bác sĩ dễ dàng so sánh, đối chiếu.
>>>>>Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ hiệu quả
Nguy cơ tia X làm ảnh hưởng đến sức khỏe rất thấp. Phần trên cơ thể khi chụp X quang phổi chỉ tiếp xúc với lượng nhỏ tia X. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ các quy định về trang phục của kỹ thuật viên phòng chụp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc chụp X quang phổi có cần cởi áo không và yên tâm chụp X quang theo chỉ định của bác sĩ nhé!