Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ

Để tầm soát hoặc chẩn đoán bệnh lý về khớp háng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ. KenShin sẽ gửi đến bạn quy trình chụp MRI khớp háng cũng như những trường hợp được chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ.

Bạn đang đọc: Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ được đánh giá là kỹ thuật hiện đại cho giá trị to lớn trong việc phát hiện, tầm soát bệnh lý liên quan đến khớp háng. Quy trình chụp MRI khớp háng như thế nào? Phương pháp này giúp phát hiện các bệnh lý nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết.

Tổng quan về chụp MRI khớp háng

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được đánh giá là hiện đại và cho kết quả chính xác, sử dụng sóng radio và từ trường. Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt giúp bác sĩ phát hiện chính xác những tổn thương về cấu trúc và hình thái trong các bộ phận cơ thể. Khả năng tái tạo hình ảnh 3D của MRI tốt, không gây tác dụng phụ nên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được chỉ định ngày một rộng rãi cho nhiều chuyên khoa.

Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio

Đối với khớp háng là khớp có cấu trúc cũng như chức năng phức tạp. Những bệnh lý có liên quan đến khớp háng bao gồm viêm khớp, chấn thương, tổn thương xương, thoái hóa khớp, hoại tử khớp, u… Những khảo sát hình ảnh để phát hiện bệnh lý khớp háng là chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Chụp cộng hưởng từ MRI giữ vai trò hết sức quan trọng giúp đánh giá cấu trúc phần mềm cấu tạo khớp háng như sụn khớp, bao khớp, cơ quan vận hành khớp háng, tủy xương…

Chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp háng

Chụp MRI khớp háng được chỉ định cho những bệnh lý bao gồm:

  • Tổn thương sụn trong gây thoái hóa khớp háng;
  • Hoại tử chỏm xương đùi;
  • Tổn thương tủy xương;
  • Gãy xương khó phát hiện qua phim chụp X quang;
  • Viêm khớp và bao hoạt dịch;
  • U xương: Gồm trường hợp u xương lành tính và u xương ác tính (ung thư xương);
  • Chèn ép thần kinh;
  • Tổn thương xương và phần mềm quanh khớp.

Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ

MRI được chỉ định cho trường hợp bị tổn thương xương

Tuy nhiên, phương pháp chụp cộng hưởng từ khớp háng còn chống chỉ định cho một số trường hợp như:

  • Người bệnh có cấy ghép vật liệu kim loại trong người như đặt máy trợ tim, thay khớp giả, clips phẫu thuật, đặt máy trợ thính, kẹp mạch máu, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da… nhưng trừ trường hợp vật liệu làm bằng titan.
  • Bệnh nhân có dị vật kim khí trong người như mảnh đạn ở vị trí nguy hiểm, ví dụ ở dây thần kinh, gần mắt, sát các mạch máu lớn…
  • Người mắc hội chứng rối loạn lo âu, sợ buồng kín.
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu.
  • Người béo phì nặng, kích thước hoặc trọng lượng cơ thể quá lớn, không nằm vừa lồng chụp.
  • Ngoài ra, kỹ thuật này còn chống chỉ định tiêm thuốc đối quang từ đối với những người bệnh suy thận, suy gan, người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang.

Bệnh lý khớp háng thường gặp khi chụp cộng hưởng từ

Những trường hợp bị bệnh lý về khớp háng thường được phát hiện thông qua chụp MRI khớp háng có thể kể đến là:

  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Thường gặp ở nam giới trưởng thành do chấn thương, dùng steroid lâu ngày, béo phì, nghiện rượu, viêm tụy…
  • Thoái hóa khớp: Thường gặp ở người trung niên và cao tuổi với những biểu hiện như đau, hạn chế vận động đi lại, hạn chế động tác gập, dạng háng, khép háng, xoay trong, xoay ngoài…
  • Viêm khớp háng nhiễm trùng: Chụp MRI giúp phát hiện sớm những tổn thương ở khớp háng, sụn, xương, bao hoạt dịch và các phần mềm xung quanh do viêm nhiễm trùng gây ra.
  • Gãy xương vùng khớp háng: Xuất hiện do chấn thương va đập vùng đùi, hông. Ảnh chụp MRI cho thấy các đường gãy khó phát hiện, đánh giá thêm được biến chứng như chèn ép thần kinh, hoại tử chỏm xương đùi…
  • Bệnh viêm xương sụn khớp háng nguyên phát( Legg – Calve – Perthes): Thường xuất hiện ở trẻ em nam từ 4 đến 7 tuổi với các biểu hiện như đau khớp háng không do chấn thương, đi tập tễnh, ngày càng đi lại khó khăn.
  • Loạn sản khớp háng: Thường gặp ở trẻ em nữ giới với các yếu tố nguy cơ như đẻ ngôi ngược, bất thường cấu trúc quanh khớp, vẹo cột sống, tiền sử gia đình. Trẻ mắc bệnh sẽ có một bên chân dài hơn bên còn lại, đi đứng khập khiễng, một bên hông ít linh hoạt hơn…
  • Trượt đầu trên xương đùi (trật khớp háng): Bệnh thường gặp ở trẻ em với các yếu tố nguy cơ như chấn thương, béo phù, bất thường nội tiết tố với các dấu hiệu trên hình ảnh là sự di lệch ra sau – dưới đầu trên xương đùi. Chụp cộng hưởng từ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được sụn tăng trưởng, hình dáng sụn khớp, liên quan đầu xương đùi với ổ cối, di lệch đầu trên xương đùi cùng nhiều biến chứng liên quan khác như hoại tử chỏm.
  • Rách sụn viền: Tình trạng này thường gặp sau khi người bệnh bị cảnh chấn thương. Bình thường, sụn viền sẽ có hình tam giác. Triệu chứng cho thấy sụn viền bị rách là tăng tín hiệu trong sụn hoặc mất sụn liên tục. Kết quả chụp MRI khớp háng là kỹ thuật hình ảnh tốt nhất tính đến nay giúp bộc lộ tổn thương này.

Tìm hiểu thêm: Áp xe thành sau họng và những thông tin người bệnh cần biết

Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ khớp háng giúp phát hiện gãy xương vùng khớp háng

Quy trình chụp cộng hưởng từ khớp háng

Chụp MRI là phương tiện hình ảnh học không gây xâm lấn nên không gây tổn hại đến cơ thể người bệnh. Trước khi tiến hành chụp MRI khớp háng, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc bệnh nhân không vi phạm những chống chỉ định của kỹ thuật này.

Bệnh nhân không cần thiết phải nhịn ăn trước khi chụp MRI. Khi bắt đầu chụp, người bệnh được thay trang phục đơn giản, không được đem theo bất kỳ vật dụng gì trên người, nằm ngay ngắn lên mặt phẳng của máy. Kỹ thuật viên sẽ từ từ đưa cơ thể người bệnh vào lồng chụp.

Trong lúc này, bệnh nhân được dùng tai nghe để giúp giảm tiếng ồn và cũng là phương tiện liên lạc với người chụp bên ngoài, song song đó cũng giúp tinh thần người bệnh được thoải mái. Sau khi đã đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp khớp háng đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, người bệnh sẽ được đưa ra khỏi lồng chụp và có thể ngồi dậy, sinh hoạt được như bình thường. Mặc dù vậy, bệnh nhân nên ở lại phòng theo dõi trong vòng 15 phút trước khi ra về để tránh những biểu hiện, phản ứng bất thường và được hỗ trợ hay can thiệp kịp thời.

Chụp MRI khớp háng: Quy trình và chỉ định chụp cộng hưởng từ

>>>>>Xem thêm: Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh nhân sau khi chụp MRI có thể sinh hoạt như bình thường

Việc chụp cộng hưởng từ đòi hỏi cần trang bị thiết bị hiện đại, tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề chụp MRI khớp háng. Bạn hãy chọn cơ sở y tế uy tín để được thực hiện chụp cộng hưởng từ tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *