Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện

Đau khớp gối là vấn đề sức khỏe phổ biến của nhiều người. Cơn đau này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khiến việc đi lại, đứng, tập thể dục hoặc nâng vật dụng trở nên khó khăn. Nhiều chấn thương khớp gối có thể điều trị được nhưng bác sĩ phải biết nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị. Chụp MRI khớp gối là một trong những kỹ thuật hiện đại được sử dụng để chẩn đoán.

Bạn đang đọc: Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chụp MRI khớp gối, khi nào cần thực hiện và quy trình chụp MRI khớp gối diễn ra như thế nào. Đồng thời, bài viết cũng thông tin đến bạn đọc một số lưu ý cũng như nguy cơ gặp phải khi thực hiện chụp MRI.

Chụp MRI khớp gối là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc bên trong khớp gối bao gồm xương, sụn, gân, dây chằng, cơ và mạch máu, từ nhiều góc độ. Nó thường được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc đánh giá cơn đau khớp gối trong, viêm, sưng hoặc chảy máu trong và xung quanh khớp. MRI khớp gối không sử dụng bức xạ ion hóa và nó có thể giúp xác định xem bạn có cần phẫu thuật hay không.

Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện

Kỹ thuật chụp MRI mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân

Đối tượng được chỉ định chụp MRI khớp gối

Khi người bệnh gặp phải các vấn đề ở khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân và máy MRI sẽ thu thập thông tin toàn diện về tình trạng đó. Việc kiểm tra thường được chỉ định để chẩn đoán hoặc đánh giá:

  • Đau đầu gối, yếu, sưng hoặc chảy máu ở các mô trong và xung quanh khớp;
  • Sụn, dây chằng hoặc gân bị tổn thương;
  • Chấn thương đầu gối liên quan đến thể thao, chẳng hạn như bong gân và rách dây chằng;
  • Gãy xương có thể không nhìn thấy được trên X – quang và các xét nghiệm hình ảnh khác;
  • Thoái hóa hoặc viêm nhiễm khớp gối, ví dụ như viêm khớp, viêm tủy xương, thoái hóa khớp gối;
  • Tràn dịch khớp gối;
  • Bị cứng khớp gối gây hạn chế vận động;
  • Khối u (khối u nguyên phát và di căn) liên quan đến xương và khớp;
  • Biến chứng liên quan đến thiết bị phẫu thuật cấy ghép;
  • Đau hoặc chấn thương sau phẫu thuật khớp gối.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI để xác định xem có cần nội soi khớp gối hay một thủ tục phẫu thuật khác hay không và để theo dõi tiến trình của bạn sau phẫu thuật đầu gối.

Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện

MRI khớp gối được thực hiện khi người bệnh bị chấn thương khớp gối

Quy trình chụp MRI diễn ra như thế nào?

Quy trình thực hiện chụp MRI khớp gối như sau:

  • Trước khi vào phòng chụp, người bệnh sẽ thay áo choàng bệnh viện và tháo tất cả đồ trang sức. Nếu sử dụng thuốc tương phản, thuốc sẽ được tiêm vào máu thông qua đường truyền tĩnh mạch trên cánh tay.
  • Bệnh nhân được định vị trên bàn di chuyển. Kỹ thuật viên có thể sử dụng dây đeo và vòng đệm để giúp người bệnh nằm yên và cố định vị trí của khớp gối.
  • Khớp gối được di chuyển đến khoang tròn có gắn thiết bị gửi và nhận xung tần số vô tuyến để thu nhận tín hiệu tạo ra hình ảnh. Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân nín thở trong thời gian ngắn, đồng thời người bệnh có thể nghe thấy tiếng động lớn khi máy hoạt động.
  • Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ thao tác chụp với một trạm máy tính bên ngoài phòng MRI.
  • Khi quá trình chụp hoàn tất, người bệnh có thể được yêu cầu đợi trong khi bác sĩ kiểm tra lại các hình ảnh chụp xem có đạt yêu cầu không.
  • Đường truyền tĩnh mạch sẽ được tháo ra khi quá trình chụp kết thúc.
  • Toàn bộ quá trình chụp MRI khớp gối mất khoảng 30 – 40 phút.

Nếu người bệnh cần phải dùng thuốc an thần để chụp MRI, người bệnh có thể phải đến sớm để bác sĩ đánh giá trước khi dùng thuốc an thần. Đồng thời khi quá trình kết thúc, cần phải ở lại thêm thời gian để được theo dõi khi thuốc an thần hết hiệu lực.

Ở những bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc tương phản nội khớp, chất tương phản được tiêm vào trong khớp và chụp MRI để hình ảnh các cấu trúc khớp được chi tiết hơn.

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi ngay những điều cần biết về que đo đường huyết Nipro Premier

Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện
Chụp MRI khớp gối được thực hiện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên

Một số vấn đề liên quan đến chụp MRI

Chụp MRI có nguy cơ gì không?

Không giống như chụp X-quang và chụp CT, chụp MRI không sử dụng bức xạ. Nó được coi là giải pháp thay thế an toàn hơn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Mức độ phóng xạ trong chụp CT an toàn cho người lớn nhưng không an toàn cho thai nhi đang phát triển và cần thận trọng khi sử dụng ở trẻ em.

Tuy nhiên, nếu bạn cấy ghép implant có chứa kim loại, bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Nam châm được sử dụng trong MRI có thể gây ra vấn đề với máy điều hòa nhịp tim hoặc làm cho các ốc vít hoặc ghim được cấy ghép trong cơ thể dịch chuyển.

Một số người có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm tương phản được sử dụng trong MRI. Loại chất tương phản phổ biến nhất được sử dụng là gadolinium. Chất này được xem là an toàn, phản ứng dị ứng rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, gadolinium có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận cần chạy thận nhân tạo. Nếu người bệnh có vấn đề về thận, vui lòng báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp MRI.

Lưu ý trước khi chụp MRI

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn đầy đủ về cách chuẩn bị cho bài kiểm tra. Trước khi chụp MRI, bác sĩ sẽ giải thích xét nghiệm và khai thác bệnh sử và thể chất đầy đủ.

  • Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ thiết bị y tế cấy ghép nào vì MRI có thể gây ảnh hưởng.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu trước đây bạn từng có phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tương phản hoặc nếu bạn được chẩn đoán có vấn đề về thận.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, lo lắng rằng bạn có thể đang mang thai hoặc đang cho con bú. MRI được thực hiện bằng thuốc nhuộm tương phản phóng xạ không được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Các bà mẹ đang cho con bú nên ngừng cho con bú khoảng hai ngày sau khi xét nghiệm.
  • Máy MRI là một không gian chật hẹp, khép kín, nếu người bệnh sợ ngột ngạt hoặc sợ không gian nhỏ, hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc an thần. Nếu chứng sợ không gian nhỏ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chọn chụp MRI “mở”. Loại MRI này sử dụng một máy không bao quanh cơ thể bạn.
  • Để tất cả đồ trang sức và các phụ kiện ở nhà hoặc tháo chúng ra trước khi chụp MRI. Các vật dụng bằng kim loại và điện tử không được phép mang vào phòng chụp MRI.

Chụp MRI khớp gối: Chỉ định và quy trình thực hiện

>>>>>Xem thêm: Khám thai tuần 22 cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Trao đổi với bác sĩ về bệnh sử và bất cứ vấn đề nào bạn mắc phải trước khi chụp MRI

Như vậy, chụp MRI khớp gối sẽ cung cấp thông tin toàn diện về khớp gối của bạn bằng cách chụp những bức ảnh rõ ràng để xác định vấn đề. Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về chụp MRI khớp gối, bao gồm quy trình thực hiện, những lưu ý và những rủi ro có thể nhận thấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *