Chảy máu vùng kín nhưng không đau có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Đây là những thắc mắc chung của các chị em đang gặp phải hiện tượng này. Để có lời giải đáp rõ ràng nhất, mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Chảy máu vùng kín nhưng không đau có nguy hiểm không?
Hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo từng độ tuổi và thời điểm xuất hiện. Đôi khi, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề bất thường nào đó. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nguyên nhân gây chảy máu vùng kín nhưng không đau
Hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do sinh lý, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Dưới đây là một tổng hợp về các nguyên nhân gây ra chảy máu vùng kín không kèm theo đau hoặc rát như:
Nguyên nhân chảy máu vùng kín nhưng không đau do bệnh lý
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây chảy máu vùng kín nhưng không đau mà không phải do bệnh lý như:
- Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo nhưng không gây đau. Tuy nhiên, lượng máu thường không nhiều và sẽ tự hết sau khoảng vài ngày;
- Chảy máu âm đạo do sử dụng vòng tránh thai trong tử cung;
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặc biệt là thói quen thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo, có thể gây tổn thương và chảy máu;
- Quan hệ tình dục quá mạnh bạo hoặc sử dụng đồ chơi tình dục không đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo và làm chảy máu vùng kín;
- Rối loạn nội tiết tố, làm mất cân bằng estrogen và progesterone, cũng có thể là một nguyên nhân của chảy máu vùng kín bất thường;
- Sử dụng các loại thuốc chống đông máu cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng chảy máu vùng kín không đau.
Chảy máu vùng kín do biến chứng thai kỳ hoặc hậu sản
Phụ nữ mang thai bị chảy máu vùng kín bất thường cần phải thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai kỳ:
- Thai ngoài tử cung: Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi không làm tổ bên trong tử cung. Dấu hiệu nhận biết thường bao gồm chảy máu vùng kín bất thường, màu máu nâu hoặc đen, đau bên dưới bụng từ nhẹ đến mạnh, đau vùng chậu và sẽ gây nguy hiểm nếu túi thai bị vỡ.
- Sảy thai hoặc dọa sảy thai: Phụ nữ mang thai có thể gặp phải các dấu hiệu như chảy máu vùng kín nhưng không đau hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường, đau mỏi vùng thắt lưng,… Nếu bị sảy thai, thai phụ sẽ không còn xuất hiện triệu chứng ốm nghén và que thử thai cho kết quả 1 vạch.
- Hậu sản: Chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể xuất hiện trong vòng 3 – 4 tuần sau khi sinh, thường được gọi là sản dịch. Thời gian sản dịch sẽ giảm dần và tự ngưng sau một khoảng thời gian, tùy theo cơ địa của mỗi người.
Nguyên nhân chảy máu âm đạo nhưng không đau do các bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân đề cập ở trên, hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau hoặc rát có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
- Viêm âm đạo: Bệnh lý phụ khoa này khá phổ biến và có thể gây chảy máu vùng kín ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh này có thể là do vi khuẩn, nấm Candida, trùng roi Trichomonas hoặc viêm nhiễm âm đạo không phải do nhiễm khuẩn. Triệu chứng điển hình bao gồm ra khí hư bất thường, đau khi quan hệ tình dục và có mùi hôi.
- Bệnh lý cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,… có thể gây ra chảy máu vùng kín không bình thường, ra khí hư màu lạ kèm theo mùi hôi khó chịu, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, ngứa âm đạo và cảm giác mệt mỏi.
- Bệnh lý ở tử cung: U xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung,… có thể gây ra chảy máu vùng kín không đau hoặc đau buốt khó chịu. Một số triệu chứng còn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy, cần đi khám để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác hơn.
- Bệnh lý xã hội: Các triệu chứng như chảy máu vùng kín, tiết dịch có mùi hôi, sưng đau âm đạo có thể xuất phát từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chẳng hạn như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu,… Vì vậy, các chị em cần thận trọng và đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường.
Tìm hiểu thêm: Góc thắc mắc: Hạt óc chó đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau có nguy hiểm không?
Để đánh giá chính xác tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không gây đau, cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, tình trạng mang thai, mãn kinh, mức độ và thời gian chảy máu, tình trạng sức khỏe hiện tại và những loại thuốc đang sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, chảy máu âm đạo nhưng không đau thường xảy ra do rối loạn chức năng buồng trứng hoặc teo nội mạc tử cung. Nếu tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị ngay.
Nhìn chung, khi bạn gặp hiện tượng chảy máu vùng kín bất thường trong thời gian dài, việc đến bệnh viện để kiểm tra và xác định nguyên nhân sớm là quan trọng. Đặc biệt là đối với những trường hợp sau:
- Chảy máu âm đạo ở phụ nữ mãn kinh, mặc dù không sử dụng liệu pháp hormone nào.
- Tình trạng chảy máu vùng kín diễn ra trong thời gian dài, lượng máu ra nhiều hoặc không đúng theo thời gian dự kiến ở phụ nữ mãn kinh sử dụng liệu pháp hormone.
- Các bé gái chưa đến giai đoạn dậy thì hoặc dưới 8 tuổi nhưng lại có chảy máu âm đạo.
Cách xử lý khi bị chảy máu vùng kín nhưng không đau
Khi gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không đau hoặc đau nhẹ, cần xem xét một số yếu tố. Nếu lượng máu ít và xảy ra gần kỳ kinh hoặc khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai, thì thường không đáng lo ngại. Lúc này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe:
- Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya;
- Duy trì một chế độ ăn uống cân đối dinh dưỡng và lành mạnh;
- Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng vừa phải;
- Ghi chép triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi và chia sẻ với bác sĩ.
Nếu cảm thấy có đau nhẹ, bạn có thể thử một số biện pháp như:
- Nằm nghỉ ngơi ở tư thế nằm nghiêng với đầu gối co lại gần ngực;
- Chườm ấm ở vùng bụng;
- Massage hoặc xoa bóp ở vùng bụng bị đau;
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol (tránh dùng aspirin).
>>>>>Xem thêm: Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?
Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu vùng kín bất thường kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như:
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc cầm máu, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh;
- Thay đổi phương pháp tránh thai;
- Thay đổi liệu pháp hormone hoặc các phương pháp điều trị khác nhau;
- Phẫu thuật loại bỏ u xơ dưới niêm mạc tử cung, polyp,…
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan đến triệu chứng chảy máu vùng kín nhưng không đau. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích và biết cách phòng bệnh ngay từ sớm nhé!