Chậm nói có di truyền không là vấn đề mà nhiều phụ huynh thắc mắc, đặc biệt là khi trong gia đình có tiền sử bị chậm nói. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải rõ hơn về vấn đề này nhé!
Bạn đang đọc: Chậm nói có di truyền không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Chứng chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến các bố mẹ không khỏi lo lắng và thắc mắc rằng, chậm nói có di truyền không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng KenShin tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Chứng chậm nói có di truyền không?
Nhiều người thắc mắc không biết chậm nói có di truyền không, câu trả lời là “Có”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng chậm nói ở trẻ có liên quan đến di truyền do cấu trúc gen. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc chứng chậm nói thì trẻ nhỏ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để nói và viết so với những bạn cùng trang lứa.
Các ví dụ thực tế cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa gen và chứng chậm nói. Trong một số trường hợp, mặc dù ông nội mắc chậm nói trong thời thơ ấu nhưng thế hệ con vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, đến thế hệ thứ ba là cháu thì trẻ có thể gặp vấn đề ngôn ngữ, thậm chí phát triển chậm hơn so với mức bình thường. Ngược lại, có những gia đình bố mắc chậm nói và đứa con cũng trải qua tình trạng tương tự.
Từ những ví dụ này có thể thấy rằng, chứng chậm nói ở trẻ có ảnh hưởng từ cấu trúc gen di truyền và có thể qua nhiều thế hệ chứ không nhất thiết phải xuất hiện từ thế hệ bố sang con. Đối với các gia đình có tiền sử mắc chứng chậm nói, việc quan sát và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi phát hiện dấu hiệu bất thường là quan trọng. Việc can thiệp và hỗ trợ sớm có thể cải thiện khả năng nói của trẻ, giúp trẻ không bị lạc lõng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và tương lai sau này.
Cách xác định trẻ chậm nói có phải do di truyền
Khi trẻ gặp vấn đề chậm nói, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân thông qua các biểu hiện và yếu tố tiền sử gia đình. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định ban đều xem trẻ bị chậm nói có di truyền không.
Hội chứng chậm nói không chỉ là khiến trẻ khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, mà còn có thể gây ra những hệ lụy sau này, như trẻ không có khả năng nói hoặc tự kỷ. Nếu không có can thiệp sớm, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Do đó, ngoài việc thăm khám lâm sàng và tìm hiểu tiền sử từ gia đình, các chuyên gia có thể chỉ định gia đình thực hiện thêm các xét nghiệm về gen để đưa ra nhận định chính xác nhất.
Kết quả từ xét nghiệm gen có thể giúp chuyên gia đưa ra chuẩn đoán rõ ràng hơn về tình trạng của trẻ. Dựa vào đó, họ sẽ đưa ra những giải pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0 đến dưới 3 tuổi. Việc can thiệp sớm trong giai đoạn này có thể giúp trẻ phát triển đúng hướng và đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường.
Trẻ bị chậm nói khi nào cần can thiệp?
Như vậy, chúng ta đã có lời giải đáp rõ ràng cho thắc mắc chậm nói có di truyền không rồi. Tình trạng trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ là một hiện tượng khá phổ biến. Trung bình cứ mỗi 10 trẻ thì sẽ có một trẻ có thể gặp vấn đề này. Tuy nhiên, khi phát hiện con mình chậm nói thì các phụ huynh cũng không cần quá lo lắng vì mỗi trẻ thường sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ khác nhau.
Bên cạnh đó, việc trẻ biết nói sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự thông minh của trẻ. Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là chậm phát triển, phụ huynh cần phân định rõ vì trẻ có thể đi kèm theo chứng chậm biết nói hoặc chậm biết đi. Trường hợp nếu trẻ bị chậm biết nói nhưng vẫn biết bò và biết đi thì không có nghĩa là trẻ bị kém thông minh hoặc chậm phát triển.
Tìm hiểu thêm: Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?
Mặc dù việc trẻ chậm nói không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi và đưa trẻ đi khám khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên hoặc trẻ đã được 18 tháng tuổi nhưng vẫn chỉ giao tiếp bằng cử chỉ mà không thích nói chuyện.
- Thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại những từ ngữ mà cha mẹ nói. Mặc dù trẻ đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói trôi chảy 1 câu hay 1 cụm từ, chỉ bắt chước hành động và lời nói của cha mẹ.
- Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn từ cha mẹ hoặc người thân và thường có giọng nói bất thường.
Cách cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Khi nhận thấy con mình có biểu hiện chậm nói, việc đầu tiên mà bố mẹ nên thực hiện là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được đánh giá và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để cách cải thiện khả năng giao tiếp và hỗ trợ trẻ phát triển đúng theo các cột mốc ở giai đoạn đầu đời. Để đạt được điều này, bố mẹ có thể thực hiện các bước sau:
- Sắp xếp và dành nhiều thời gian để tương tác và trò chuyện với con mỗi ngày.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, trừ khi là sử dụng cho mục đích học tập.
- Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài để chơi, gặp gỡ người thân và bạn bè.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ chậm nói.
- Kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng cách đọc sách, kể chuyện và phát nhạc cho bé nghe.
- Thực hiện việc giáo dục một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn, không nên quát mắng và cáu kỉnh mỗi khi trẻ mắc phải sai lầm.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào?
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin giải đáp cho thắc mắc chậm nói có di truyền không. Từ đó, nhận biết sớm các dấu hiệu và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời để có biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất nhé!