Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? Cách thực hiện

Châm cứu chữa viêm khớp là liệu pháp đã được sử dụng từ lâu đời bởi tính an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cách trị liệu này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phù hợp với một số trường hợp nhất định.

Bạn đang đọc: Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? Cách thực hiện

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng đỏ, nóng tại khớp và các cơ quan liên quan đến khớp. Tình trạng này có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Phương pháp châm cứu được cho là sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả và cải thiện khả năng di chuyển. Vậy châm cứu chữa viêm khớp có thực sự mang lại hiệu quả? Cách thực hiện như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể hơn những thắc mắc này nhé!

Hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa viêm khớp

Theo Y học Cổ truyền phương Đông, cơ thể con người có hệ thống kinh mạch để phân bố đi khắp cơ thể. Tại đây, các dòng năng lượng sẽ lưu thông và duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi dòng chảy năng lượng bị tắc nghẽn có thể dẫn đến tình trạng đọng, gây ra các vấn đề về xương khớp.

Đã có nhiều tài liệu ghi nhận về những tác động tích cực của liệu pháp châm cứu chữa viêm khớp. Phương pháp này sử dụng kim châm chuyên dụng đâm vào các huyệt đạo, kích thích dòng năng lượng lưu thông ổn định trong cơ thể. Châm cứu sẽ đả thông kinh mạch và giúp khí huyết lưu thông. Từ đó, sẽ chữa trị tận gốc các căn nguyên gây bệnh thông qua việc tạo cung phản xạ mới thay cho cung phản xạ bệnh lý. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích cơ thể sản xuất endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và giảm cảm giác đau nhức.

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? Cách thực hiện

Châm cứu chữa viêm khớp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao

Tuy ngày nay Tây y đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm khớp. Các phương pháp điều trị của Tây y chỉ mang hiệu quả tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới đã xác định rằng, châm cứu là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị viêm khớp.

Các huyệt đạo châm cứu chữa viêm khớp

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh gây ra một số triệu chứng như đau nhức ở các cơ và dây chằng liên quan, hạn chế khả năng vận động, khớp sưng, nóng đỏ. Châm cứu chữa viêm khớp được cho là sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả và khả năng điều trị dứt điểm cao. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể để xác định huyệt đạo cần châm cứu và lựa chọn kỹ thuật châm cứu phù hợp nhất với từng người bệnh.

Theo Đông y, các huyệt đạo cần được châm cứu tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể như sau:

  • Đối với thể thấp nhiệt thương âm: Thường tập trung châm cứu tại các huyệt đạo như Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Khúc trì, A thị huyệt, Thái khê, Hợp cốc, Tam âm giao, Túc tam lý,…
  • Đối với thể phong thấp nhiệt: Châm cứu tại các huyệt đạo như Phong trì, Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, A thị huyệt, Túc tam lý, Huyết hải,…
  • Đối với thể đàm ứ ở kinh lạc: Châm cứu tại các huyệt đạo như Phong môn, Phong long, Đại chùy, Huyết hải, A thị huyệt, Khúc trì, Mạ lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lý,…

Tìm hiểu thêm: Bị tuyến giáp có ăn được đậu xanh không?

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? Cách thực hiện
Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ xác định huyệt đạo cần châm cứu

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dựa vào bệnh lý xương khớp cụ thể để đưa ra phác đồ châm cứu trị liệu viêm khớp vào các huyệt đạo như:

  • Chữa đau vai gáy: Bác sĩ có thể châm cứu tại các huyệt đạo như Phong môn, Phong trì, Cách du, Khúc trì, A thị huyệt, Kiên tỉnh, Kiên ngung, hợp cốc, Huyết hải, Thiên tông,…
  • Chữa đau thần kinh tọa: Bác sĩ có thể châm cứu tại các huyệt đạo như Trường du, Thừa sơn, Thận du, Thừa phù, Ủy trung, Trật biên,…
  • Chữa đau lưng: Bác sĩ có thể tác động vào các huyệt đạo như Thận du, Ủy trung, Thứ liêu, Phong trì, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Yêu dương quan,…
  • Chữa trị viêm khớp gối: Bác sĩ có thể tác động vào các huyệt đạo như Độc tỵ, Tất nhãn, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Lương khâu, Thận du, Tuyệt cốt,…
  • Chữa viêm khớp dạng thấp: Dựa vào vị trí khớp bị tổn thương mà bác sĩ sẽ dựa vào các huyệt đạo cụ thể. Chẳng hạn như Kiên trung, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà (đối với chi trên) hoặc Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc ty, Dương lăng tuyền (đối với chi dưới).
  • Chữa thoát vị địa đệm: Bác sĩ có thể châm cứu tại các huyệt vị như Đại trường du, Thận du, Giáp tích, A thị huyệt, Cách du,…

Quy trình thực hiện châm cứu chữa bệnh viêm khớp

Quy trình thực hiện châm cứu chữa viêm khớp thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn sau đây:

  • Thăm khám và chẩn đoán: Bác sĩ sẽ thực hiện quá trình thăm khám, khai thác thông tin về triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của người bệnh. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp MRI để đánh giá rõ hơn về tình trạng viêm khớp.
  • Tư vấn và lập phác đồ điều trị: Sau khi thu thập đủ thông tin, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về phác đồ điều trị và liệu trình châm cứu phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.
  • Châm cứu: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái để thuận lợi cho quá trình thực hiện châm cứu. Sau khi xác định huyệt đạo, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng da xung quanh huyệt đạo, rồi thực hiện kỹ thuật châm kim qua da và sử dụng máy điện châm để tăng cường kích thích lên huyệt đạo. Sau khi kết thúc thời gian châm cứu, bác sĩ sẽ rút kim và sát trùng vùng da vừa châm cứu.
  • Nghỉ ngơi và theo dõi: Ngay sau châm cứu, người bệnh được cho nghỉ ngơi tại giường và được theo dõi các phản ứng sau khi châm cứu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hẹn lịch cho buổi châm cứu tiếp theo.

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không? Cách thực hiện

>>>>>Xem thêm: Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kỹ thuật châm kim vào các huyệt đạo

Những điều cần lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp

Bệnh xương khớp thường có liên quan đến các huyệt vị và kinh mạch. Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả trị liệu cao và giúp giảm đau nhanh nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh châm cứu ở những vùng da nhiễm trùng, bị lở loét hoặc vết thương hở;
  • Không nên thực hiện châm cứu khi quá đói, quá no hoặc đã uống rượu bia;
  • Những người bị bệnh hen suyễn, suy hô hấp cấp, mang thai, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn đông máu và nhồi máu cơ tim không nên thực hiện châm cứu.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện châm cứu chữa viêm khớp theo đúng chỉ định của bác sĩ và không nên ngưng giữa chừng. Sau khi châm cứu, người bệnh nên nghỉ ngơi và thư giãn, tránh vận động mạnh để bệnh nhanh chóng phục hồi. Có thể thấy rằng, phương pháp châm cứu này đã mang lại nhiều kết quả khả quan và nhận được sự đánh giá cao của các bác sĩ và bệnh nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *