Thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gây nhiều hệ lụy đến sự phát triển của trẻ. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ những tháng đầu đời, phụ huynh cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm tình trạng thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Cảnh báo nguy cơ thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa hiệu quả
Nhiều người thường cho rằng thiếu canxi máu chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng thực tế tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào nếu cơ thể không được đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết khiến nồng độ canxi trong máu bị thấp hơn so với ngưỡng bình thường.
Đáng nói, thiếu canxi có thể xảy ra ngay khi trẻ vừa sinh ra nhưng thường bị bỏ qua không phát hiện sớm do trẻ còn quá nhỏ và các dấu hiệu thường không rõ ràng. Đến khi bệnh chuyển nặng mới được thăm khám khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, trẻ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
Contents
Hệ lụy khôn lường khi trẻ bị thiếu canxi máu
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương và răng, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Dù chỉ chiếm trọng lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng canxi lại đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.
Không chỉ là thành phần cấu tạo nên khung xương, canxi còn giữ vai trò điều hòa nhịp tim, tham gia hoạt động dẫn truyền thần kinh, quá trình đông máu, hỗ trợ hoạt động của hệ cơ và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Nếu không cung cấp đủ canxi, tình trạng thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ trẻ bị còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng, sâu răng, nhịp tim bất thường, co rút cơ,…
Thiếu canxi máu ở trẻ là gì? Đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi máu
Theo các chuyên gia, nhu cầu canxi ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là 300 mg/ngày và trên 1 tuổi khoảng 700 mg/ngày. Nếu cung cấp đủ canxi, nồng độ canxi trong máu sẽ ở ngưỡng 8,8 – 10,4 mg/dL. Trường hợp không đảm bảo đủ lượng canxi cơ thể cần dẫn đến nồng độ canxi máu dưới 8,8 mg/dL, gây ra tình trạng thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh hay hạ canxi máu. Nói cách khác, thiếu canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn ngưỡng trung bình.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị thiếu máu canxi ngay trong 2 tuần đầu sau sinh gọi là thiếu máu canxi khởi phát sớm hoặc muộn hơn ở giai đoạn trẻ đã ăn dặm do bổ sung không đủ canxi, vitamin D. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh có nhu cầu canxi rất lớn để phát triển xương. Tuy nhiên, sau khi trẻ chào đời và được cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp trong quá trình mang thai bị cắt đột ngột trong khi lượng canxi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức lại không đảm bảo. Trong đó, trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ sinh khó, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo,… là những yếu làm tăng nguy cơ thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu và biện pháp chẩn đoán thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh
Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu ở trẻ xảy ra do rối loạn điện thế màng tế bào, khiến hệ thần kinh và cơ bị kích thích. Tùy vào giai đoạn và mức độ thiếu canxi, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau dưới đây.
Các biểu hiện lâm sàng của thiếu canxi máu ở trẻ xảy ra do rối loạn điện thế màng tế bào, khiến hệ thần kinh và cơ bị kích thích. Tùy vào giai đoạn và mức độ thiếu canxi, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau dưới đây.
Trẻ quấy khóc, vặn mình, khó ngủ
Canxi có vai trò điều tiết quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Do đó, thiếu canxi sẽ khiến giấc ngủ của trẻ không được trọn vẹn, trẻ dễ bị giật mình, bất an, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc không ngừng vào ban đêm. Dấu hiệu này thường gặp ở trẻ sơ sinh nên rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng quấy khóc do đói, do bỉm ướt,…
Trẻ bị nấc cụt, ọc sữa
Đây cũng là một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ. Nguyên nhân là do thanh quản của trẻ dễ bị co thắt gây ra ọc sữa, nấc cụt. Nhiều trường hợp có thể bị ngưng thở, suy tim rất nguy hiểm.
Rụng tóc, hay đổ mồ hôi
Rụng tóc hay dân gian gọi là rụng tóc vành khăn khi vùng tóc phía sau gáy bị rụng nhiều mà không thể mọc lại tạo thành một vành trắng so với vùng tóc khác. Đây là một dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể đang bị thiếu 2 vi chất quan trọng là canxi và vitamin D. Ngoài ra, trẻ bị thiếu canxi máu thường bị đổ mồ hôi dù trời không nóng, nhất là mồ hôi ở gáy, trán.
Tìm hiểu thêm: Top 3 bí quyết giúp cân bằng vi sinh đường ruột dễ dàng và nhanh chóng
Co giật
Một số trường hợp phát hiện muộn, mức độ thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng có thể gây ra co giật, tím tái rất nguy hiểm. Tình trạng này thường ít xảy ra nhưng để lại nhiều hệ lụy nếu không được cấp cứu kịp thời.
Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu canxi máu ở trẻ là vô cùng quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh. Để chẩn đoán chính xác mức độ thiếu canxi máu ở trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi khám để được làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, việc nằm lòng những dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở trẻ trên đây cũng sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và khắc phục tình trạng này.
Phòng ngừa thiếu canxi máu ở trẻ bằng cách nào?
Nhu cầu canxi ở trẻ theo từng giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Trong đó, có 3 giai đoạn cần chú ý gồm giai đoạn ngay sau sinh, trẻ dưới 6 tháng và sau 6 tháng tuổi.
Giai đoạn ngay sau sinh
Tình trạng thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay sau sinh 2 ngày. Chính vì thế, mẹ bầu bổ sung đủ canxi ngay trong thai kỳ là rất cần thiết. Bên cạnh ăn các thực phẩm giàu canxi, mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng với hàm lượng phù hợp.
Giai đoạn trước 6 tháng tuổi
Lúc này nguồn canxi của trẻ chủ yếu lấy từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ duy trì chế độ ăn giàu canxi để đảm bảo đủ canxi cung cấp cho con. Trường hợp bé dùng sữa công thức, mẹ cần xem xét thành phần và bổ sung thêm theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần bổ sung đồng thời vitamin D hoặc cho trẻ tắm nắng đúng cách để tăng khả năng hấp thu canxi.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ mưa (Ombrophobia): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giai đoạn sau 6 tháng
Trẻ sau 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm nên có thể bổ sung canxi qua chế độ ăn. Mẹ nên cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, tăng cường rau xanh đậm, phô mai, sữa chua, trứng gà, hải sản,… để đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn này.
Tóm lại, việc bổ sung canxi từ khi mang thai, cho con bú đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm là rất quan trọng. Bởi nó quyết định đến nguy cơ bị thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ hãy áp dụng ngay những cách phòng ngừa ở trên để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.