Cảm giác mệt mỏi, xuống năng lượng chắc hẳn là tình trạng ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này thậm chí xảy đến ngay cả khi bạn không làm việc nặng nhọc, không có việc ngoài ý muốn xảy ra. Những điều này đều có liên quan đến thuật ngữ body budget – “ngân sách” của cơ thể.
Bạn đang đọc: Cân bằng “ngân sách” của cơ thể (Body budget)
Body budget là thuật ngữ mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như người quan tâm đến sức khỏe tinh thần, mức năng lượng của cơ thể. Do thiên kiến tiêu cực, não bộ của chúng ta có xu hướng chú ý nhiều hơn đến những sự việc, ý nghĩ tiêu cực, từ đó “dùng” nhiều hơn năng lượng cho việc xử lý và giúp bạn phân tích những ý nghĩ tiêu cực này. Trong khi đó, hội chứng body budget hay còn gọi là “ngân sách” của cơ thể có hạn, khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, thậm chí kiệt sức.
Contents
Thế nào là body budget?
Thuật ngữ body budget dùng để chỉ cách mà não bộ phân bổ năng lượng trong toàn cơ thể, đồng thời dự đoán nhu cầu năng lượng trong tương lai để cơ thể và ý nghĩ có thể “vận hành” một cách bình thường, ổn định. Theo đó, não bộ của ta sẽ dựa trên những thông tin được thu thập từ các giác quan, bao gồm cả bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra những phản ứng về mặt cảm xúc sao cho phù hợp.
Khái niệm về body budget lần đầu tiên được nhắc đến bởi nhà thần kinh học Lisa Barrett trong cuốn sách How Emotions Are Made. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của việc chủ động phân bố năng lượng phù hợp trong cơ thể, tương thích với khả năng cân bằng và kiểm soát cảm xúc.
Vai trò của body budget với cảm xúc
Theo quan niệm mà nhà thần kinh học Barrett đưa ra về body budget, con người gần như không thể hoặc rất khó để kiềm chế các cảm xúc tiêu cực chỉ bằng tư duy lý trí thông thường. Điều này đến từ việc body budget của cơ thể mới là yếu tố chính quyết định suy nghĩ, nhận thức của mỗi người.
Nói cách khác, nếu nói body budget – “ngân sách” của cơ thể là một “tài khoản ngân hàng” năng lượng thì tâm trạng của bạn chính là “số dư” của tài khoản này. Khi số dư ở mức âm, não bộ dễ dàng kết luận sai rằng bạn đang gặp tình huống bất ổn, từ đó não sẽ tự đưa ra phản ứng cảm xúc kém lý tưởng, thậm chí theo chiều hướng phá hoại.
Ví dụ đơn giản, dễ hiểu về body budget đó là trường hợp “hangry” – cảm giác khó chịu trong người, bực bội, cáu kỉnh khi đói. Theo các nhà tâm lý học, trong đó có nhà tâm lý học lâm sàng Sophie Mort, sự tức giận thực chất là cảm xúc xảy đến khi bạn bị đe dọa, kèm theo đó là cảm giác đủ sức mạnh để phản ứng lại chính mối đe dọa đó. Tuy nhiên cơn đói không hẳn là một mối đe dọa nhưng nó lại là yếu tố phản ánh cơ thể bạn đang cạn năng lượng. Chính sự hao hụt này đã khiến não sai lầm, cho rằng đây là mối đe dọa và tạo nên phản ứng tức giận, cáu kỉnh.
Nguồn tạo nên body budget từ đâu?
Dự án Energy Project được thực hiện bởi Harvard Business School cho thấy, có đến 4 nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể con người và 4 loại năng lượng này được tạo ra khác nhau, mỗi loại có liên quan mật thiết đến các loại còn lại nhằm đem lại sự cân bằng giữa sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. 4 loại năng lượng chính tạo nên body budget gồm có:
Năng lượng thể chất (physical energy): Loại năng lượng được tái tạo thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập luyện vừa sức và phù hợp.
Năng lượng cảm xúc (emotional energy): Năng lượng tạo nên body budget này được tái tạo thông qua việc tương tác với người khác. Cụ thể hơn, năng lượng cảm xúc được tạo nên và tái tạo bởi hành vi quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và cảm giác có thể an toàn, tin tưởng người khác.
Tìm hiểu thêm: Sau khi xỏ khuyên có được ăn ếch không?
Năng lượng tinh thần (mental energy): Được tái tạo thông qua việc được làm điều bạn thích với thái độ tập trung và khả năng thiết lập nên các ranh giới lành mạnh với các sự vật, sự việc xung quanh.
Năng lượng tâm linh (spiritual energy): Dạng năng lượng này được tái tạo qua việc tìm thấy, tin tưởng vào ý nghĩa và mục đích trong những việc mà bạn làm. Một số trường hợp, năng lượng tâm linh có thể gộp chung với năng lượng tinh thần của một người.
Trong số 4 nguồn năng lượng tạo nên body budget nêu trên, năng lượng cảm xúc là dạng năng lượng bạn ít hoặc khó kiểm soát nhất, đôi khi mất hoàn toàn quyền kiểm soát năng lượng này. Nói cách khác, việc bạn tương tác với người khác có thể bổ sung, cũng có thể là nguyên nhân rút cạn body budget trong cơ thể bạn, tùy vào loại tương tác mang tính tích cực hoặc tiêu cực.
Cách bảo toàn body budget ngay cả khi căng thẳng
Dựa trên 4 nguồn năng lượng tạo nên body budget bạn có thể thấy, để duy trì được body budget của cơ thể không chỉ là tư duy lý trí mà bạn cần bảo toàn được cả 4 nguồn năng lượng nói trên. Dưới đây mà một số cách giúp bạn bảo toàn tốt hơn nguồn body budget.
Ghi nhận cảm xúc của bản thân: Khi tức giận, buồn bã hoặc khó chịu,… bất cứ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực nào, bạn hãy học cách ghi lại chúng vào sổ tay hoặc ghi chú điện thoại ngay khi chúng xuất hiện để giúp tâm trí thư giãn, kiểm soát tốt hơn.
Tách biệt khỏi tình huống: Một cách nữa giúp bạn giảm thiểu tình trạng cạn kiệt body budget, đó là hãy học cách tách biệt khỏi tình huống cụ thể. Dựa trên nghịch lý Solomon, con người thường giải quyết vấn đề của người khác tốt hơn vấn đề của bản thân nên bạn cần học cách phớt lờ hoặc bảo với đối phương rằng bạn sẽ trả lời họ sau đó.
Tránh làm việc quá sức: Các biến cố lớn trong cuộc sống có thể khiến body budget của bạn bị “âm” trong thời gian dài, điều này có thể khiến cơ thể dồn năng lượng vào việc tiêu hóa, xử lý hàng loạt sự kiện tiêu cực ập đến với bạn. Chính vì vậy, để khôi phục body budget, bạn cần hạn chế làm việc quá sức hoặc stress, thay vào đó nên dành thời gian để ăn uống hoặc nghỉ ngơi hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ KenShin đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ body budget cũng như một số thông tin xoay quanh body budget. Nếu nhận thấy body budget của bản thân đang bị “âm” khiến bạn kiệt sức, không muốn làm gì cả, chán nản,… hãy thử áp dụng những cách nêu trên để cải thiện, bạn nhé.