Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn

Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa vết thương do kiến ba khoang cắn với bệnh giời leo. Từ đó, tự ý mua thuốc bôi, tự chữa theo các phương pháp dân gian khiến vết thương trở nên nặng nề hơn. Vậy để phân biệt được bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn, hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn

Bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau như ngứa, đau rát, sưng đỏ, nổi mụn nước. Từ đó dễ khiến mọi người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giữa hai tình trạng này giúp bạn nhận biết và có hướng xử lý vết thương kịp thời.

Đôi nét về bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn

Nhiều người vẫn rất hay nhầm lẫn giữa viêm da do giời leo và vết cắn của kiến ba khoang. Vậy để biết chi tiết về hai tình trạng này thì cũng xem phần dưới đây nhé!

Bệnh giời leo

Giời leo có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là ở mặt, đùi, gần tai và vùng liên sườn. Biểu hiện của bệnh là vết tổn thương xuất hiện các bọc nước chi chít và ngoằn ngoèo.

Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn

Vết tổn thương do giời leo xuất hiện chi chít các bọng nước

Ngoài ra, bệnh không chỉ khiến vùng da mất thẩm mỹ mà còn gây ra đau rát. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa khi thời tiết chuyển sang lạnh và độ ẩm trong không khí tăng cao. Đặc biệt bệnh rất phổ biến ở một số người có sức khỏe kém, đề kháng yếu, cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài.

Khi mắc giời leo sẽ xuất hiện các nốt li ti trên da, các nốt này có thể lây sang cho người khác thông qua tiếp xúc thông thường. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ rất mau khỏi, cụ thể là trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.

Vết cắn của kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loài kiến có 3 chân, bụng có đốt, trong đó sẽ có một đốt màu đỏ, cơ thể có màu cam hoặc màu cam nâu. Chúng có một đôi cánh cứng, vậy nên có khả năng chạy và bay rất nhanh.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của rượu sim khi sử dụng không đúng cách

Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang có 3 chân, bụng có đốt, cơ thể có màu cam hoặc màu cam nâu

Kiến ba khoang có độc tố pederin, gây bỏng da khi tiếp xúc. Nọc độc này mạnh gấp 10 đến 15 lần nọc độc của rắn hổ, nhưng vì nồng độ thấp và chỉ tiếp xúc ở ngoài da nên sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vùng tiếp xúc có thể sẽ xuất hiện bọng nước, lở loét thậm chí có thể viêm da nếu không được điều trị kịp thời.

Điểm khác nhau giữa bệnh giời leo và vết cắn của kiến ba khoang

Dưới đây là những điểm khác nhau để phân biệt giữa giời leo và kiến ba khoang cắn:

Nguyên nhân gây viêm da

  • Đối với giời leo: Giời leo còn được biết đến là bệnh zona thần kinh, là tình trạng viêm dây thần kinh do virus thuộc nhóm Herpes gây ra.
  • Đối với kiến ba khoang: Nguyên nhân gây ra bỏng da do kiến ba khoang là do tiếp xúc với chất pederin, một loại chất độc có trong cơ thể kiến ba khoang. Chất pederin có thể gây bỏng da, viêm da, thậm chí là hoại tử da nếu không được điều trị đúng cách. Kiến ba khoang thường sống ở các vườn cây, ruộng lúa và các công trình đang xây dựng, Đặc biệt xuất hiện nhiều khi trời vào thu và mùa mưa.

Triệu chứng của viêm da do giời leo và kiến ba khoang cắn

Triệu chứng của bệnh giời leo bao gồm:

  • Tại vùng da tổn thương sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, đau rát râm ran rất khó chịu.
  • Có nhiều nốt mụn nước cấp tính mọc lên ở vị trí bị nhiễm bệnh giời leo. Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ dần lan rộng ra.
  • Có thể bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số tình trạng như hoa mắt, chóng mặt, giảm thính lực ở một bên, ù tai,…

Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn

>>>>>Xem thêm: Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?

Triệu chứng của bệnh giời leo

Đối với triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn:

  • Trên vùng da bị kiến ba khoang cắn xuất hiện vết cộm in lên trên da, kèm theo đó là các mụn nước nhỏ xung quanh.
  • Khi tác động lên vùng tổn thương có thể sẽ khiến độc tố lan sang vùng khác, đặc biệt là các vùng có phổ biến như: Cẳng tay, cẳng chân, cổ,…
  • Sau khi bị cắn bệnh nhân sẽ thấy bỏng rát tại vùng tổn thương. Nhiều trường hợp còn bị sốt nhẹ và nổi hạch lân cận.

Điều trị bệnh giời leo và vết thương do kiến ba khoang cắn

Với hai tình trạng giời leo và kiến ba khoang cắn thì sẽ có phương pháp xử lý, điều trị khác nhau, đó là:

Đối với bệnh giời leo

Bệnh giời leo tương đối dễ điều trị nếu người bệnh được chẩn đoán, phát hiện kịp thời. Phương pháp phổ biến để chữa bệnh này là sử dụng thuốc bôi ngoài da và áp dụng một vài phương pháp trị dân gian. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần điều trị.

Tuy nhiên cần lưu ý, nên đến các trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh cụ thể. Từ đó đưa ra đơn thuốc phù hợp, hãy tránh tự ý mua và sử dụng thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với kiến ba khoang

Ngay sau khi phát hiện ra kiến ba khoang cắn, nếu thấy chúng chưa rời khỏi cơ thể bạn tuyệt đối không dùng tay để đập hay chà xát kiến vì sẽ làm chất độc lan ra các vùng lân cận. Nên dùng một tờ giấy lót bên dưới kiến loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Vết thương lúc này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, nhưng bạn nên hạn chế gãi để tránh gây trầy xước làm lan ra các vùng xung quanh. Cách xử lý kiến ba khoang cắn đó là nên rửa sạch vết thương, đặc biệt là sử dụng thêm cồn 70 độ hoặc các sản phẩm có tính sát trùng để tránh gây nhiễm trùng da.

Lưu ý không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng thuốc, vết thương có thể trầm trọng hơn, ngoài ra sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị.

Như vậy, có thể thấy bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý của 2 tình trạng này. Mong rằng sẽ giúp bạn và người thân phát hiện đúng bệnh, điều trị đúng cách. Đừng quên theo dõi KenShin để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *