Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Dậy thì muộn không còn là cụm từ quá xa lạ với chúng ta. Trẻ bị dậy thì muộn thường mang trong mình tâm lý lo lắng, sợ hãi, tự ti, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục dậy thì muộn như thế nào? Hãy cùng tìm đáp án thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em bị dậy thì muộn ngày càng tăng. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm vì nó có thể được bắt nguồn từ các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể. Mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ dậy thì muộn là gì, đâu là nguyên nhân có thể gây ra bệnh và cách khắc phục dậy thì muộn để đảm bảo sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh cho con mình.

Dậy thì muộn là gì?

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là một dạng rối loạn phát triển dậy thì, các trạng thái của tuổi dậy thì không diễn ra vào đúng độ tuổi thông thường. Khi trẻ đến 16 tuổi mà cơ thể vẫn chưa có biểu hiện thay đổi thì đó được gọi là dậy thì muộn.

Bình thường, các bé gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 – 15. Sự dậy thì ở bạn gái được đánh dấu bằng sự xuất hiện của kỳ kinh nguyệt đầu tiên đi kèm sự phát triển của một số dấu hiệu sinh dục như tăng chiều cao, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu bé gái không có những dấu hiệu phát triển sinh dục ở độ tuổi 14 hoặc không có kinh nguyệt cho đến năm 16 tuổi thì được coi là dậy thì muộn.

Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ với con để có thể kịp thời phát hiện trẻ bị dậy thì muộn

Bé trai ở tuổi dậy thì sẽ dễ dàng thấy con cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra nên tiếng nói trở nên trầm hơn. Hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng xuất tinh lần đầu. Nếu sau 16 tuổi, bé trai vẫn chưa có những đặc điểm phát triển sinh dục thì cần nghĩ đến trường hợp dậy thì muộn.

Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn

Gen di truyền

Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị dậy thì muộn là do gen di truyền nếu trong gia đình có bố mẹ, cô dì chú, anh chị em ruột hoặc anh em họ (gần) mắc bệnh chậm dậy thì. Trong trường hợp này chúng ta không cần can thiệp các biện pháp điều trị, trẻ vẫn sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể cũng như khả năng sinh sản.

Mắc các bệnh mạn tính

Những đứa trẻ đang trong độ tuổi dậy thì nếu mắc phải các bệnh mạn tính như đái tháo đường, xơ nang, bệnh thận hoặc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc dậy thì muộn cao hơn so với bình thường. Các bé cần được khám và điều trị sớm khi mắc các bệnh mạn tính để đảm bảo tuổi dậy thì được phát triển bình thường.

Gặp vấn đề về tuyến yên hoặc tuyến giáp

Đây là các tuyến nội tiết quan trọng, giúp sản xuất hormone sinh dục của nam và nữ. Khi một trong hai tuyến gặp vấn đề sẽ gây khó khăn cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Bất thường về nhiễm sắc thể

Một số người dậy thì muộn nguyên nhân là do có sự bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể, khiến cho cơ thể họ mang gen gây dậy thì muộn. Hội chứng Turner là một ví dụ điển hình của rối loạn nhiễm sắc thể ở nữ. Hội chứng này xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X bị bất thường hoặc bị mất. Điều này dẫn đến sự phát triển của buồng trứng và quá trình sản xuất hormone cũng không được diễn ra bình thường.

Ở các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter, bé sẽ có nhiều hơn một nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm sự phát triển giới tính, dễ mắc các bệnh lý khác và tinh thần không được ổn định.

Tìm hiểu thêm: Đau nhức cánh tay là bị gì? Nguyên nhân và biện pháp giảm đau nhức hiệu quả

Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết
Bất thường nhiễm sắc thể có thể gây dậy thì muộn ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Dậy thì muộn thường xuất hiện ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bữa ăn thiếu dưỡng chất, ăn uống không đủ bữa hay thường xuyên ăn uống theo chế độ giảm cân không cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có thể phát triển.

Luyện tập thể thao không đúng cách

Những bé thường xuyên luyện tập thể thao với cường độ cao thường bắt đầu dậy thì muộn hơn so với bình thường. Có thể là do mức độ luyện tập cao khiến các bé bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là chất béo.

Thức khuya nhiều và hay bị stress

Thay vì dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nhiều bạn trẻ hiện nay thường duy trì thói quen thức khuya để làm những việc không cần thiết. Thức khuya nhiều khiến cho sức khỏe của bé xấu đi cả bên trong lẫn bên ngoài, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và stress nặng. Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra đều đặn lâu dài có thể sẽ làm chậm quá trình dậy thì của trẻ.

Có một số trường hợp, mặc dù không có những các yếu tố nguy cơ nêu trên, trẻ vẫn có thể bị dậy thì muộn do những nguyên nhân tiềm ẩn khác. Vì vậy để xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị dậy thì muộn, bố mẹ cần đưa bé đi khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Cách khắc phục dậy thì muộn

Kiểm tra sức khoẻ và điều trị

Nếu phụ huynh phát hiện trẻ bị dậy thì muộn, điều đầu tiên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có thể được kiểm tra sức khoẻ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm cách điều trị phù hợp nhất nếu cần thiết.

Phương pháp bổ sung hormone theo giới tính là phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng, và đây cũng là một trong những cách khắc phục hiệu quả dậy thì muộn.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp cho trẻ nhỏ được ăn đủ các loại thực phẩm như rau củ, thịt, cá, sữa, đậu phộng, trái cây,… Ngoài ra, cần hạn chế việc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên và đồ ăn có hàm lượng chất béo cao.

Môi trường sống lành mạnh

Một môi trường sống lành mạnh, an toàn, yên tĩnh, thoải mái có thể giúp trẻ giảm thiểu stress. Hãy đảm bảo trẻ được sinh hoạt trong một không gian sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Đồng thời phụ huynh cũng cần hướng dẫn bé cách quản lý và giải tỏa stress hiệu quả để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ, khắc phục tình trạng dậy thì muộn.

Vận động thể dục, thể thao

Vận động thể dục, thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục dậy thì muộn ở trẻ em. Phụ huynh nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất như chơi bóng, chạy nhảy, tập yoga hoặc tham gia các câu lạc bộ thể thao. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc lựa chọn hoạt động thể chất và cường độ luyện tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ em.

Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

Vận động thể dục, thể thao là một trong những cách khắc phục dậy thì muộn

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Một giấc ngủ ngon, yên giấc và đúng giờ có thể giúp các bé tỉnh táo, sức khoẻ dồi dào và đặc biệt hiệu quả trong việc khắc phục dậy thì muộn. Bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ hàng ngày.

Bố mẹ cần quan tâm tới các con, đặc biệt các bé đang trong giai đoạn dậy thì để phát hiện sớm các dấu hiệu dậy thì muộn, có thể kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây ra dậy thì muộn ở trẻ, từ đó đưa ra các cách khắc phục dậy thì muộn phù hợp và kịp thời. Với các bé, khi phát hiện mình dậy thì muộn hoặc có những dấu hiệu khác các bạn đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, hãy để bố mẹ đồng hành cùng các con, giúp các con phát triển hoàn thiện nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *