Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Việc tiêm các loại vacxin nói chung và tiêm HPV nói riêng cần tuân thủ đúng lịch trình để tác dụng được hiệu quả nhất. KenShin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu và những điều cần lưu ý sau khi tiêm vacxin HPV.

Bạn đang đọc: Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có xu hướng trẻ hóa và trở thành nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ. Do đó, tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV rất được quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được thời gian giữa các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu và cần lưu ý gì trong quá trình tiêm vacxin.

Công dụng của vacxin ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong danh sách các bệnh thường gặp ở nữ giới tại Việt Nam. Bệnh phát triển âm thầm, bắt đầu từ sự thay đổi bất thường của tế bào tại cổ tử cung trong thời gian dài, hình thành khối u ác tính. Nguyên nhân phổ biến của ung thư là nhiễm virus HPV. Thật đáng mừng rằng đây là một trong số ít các bệnh ung thư có thể được phòng ngừa nhờ vaccine.

Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Ung thư cổ tử cung có tỉ lệ mắc khá cao

Tính đến nay, có khoảng hơn 100 loại virus HPV gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau khi tấn công vào bộ phận sinh dục. Trong đó, tuýp HPV 16 và HPV 18 là 2 loại chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, nhóm HPV 31, 33, 45, 52, 58, 59 cũng được đánh giá tiềm ẩn nguy cơ ung thư cùng các bệnh lý sinh dục ở mức độ từ trung bình đến cao.

Dựa theo công nghệ tái tổ hợp ADN với cấu trúc cũng như cơ chế hoạt động tương tự HPV nhằm gây bệnh tự nhiên, các nhà khoa học sản xuất vacxin HPV. Liều lượng virus trong vaccine ở mức an toàn, khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động nhằm tiêu diệt virus. Nhờ vậy, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và chủ động tấn công, tiêu diệt nếu có virus HPV xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể trong tương lai.

Dù tỉ lệ ung thư cổ tử cung cao nhưng điều đáng mừng là hiện nay đã có thuốc đặc trị bệnh. Do đó, tiêm ngừa HPV là giải pháp hữu hiệu giúp chị em chủ động ngừa và giảm tỉ lệ mắc ung thư. Vaccine có hiệu quả nhất trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, thời hạn lên đến 25 năm. Bên cạnh phòng ngừa ung thư, loại vaccine này cũng giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những bệnh gây ra do virus HPV.

Có 2 loại vaccine HPV được tiêm chủng phổ biến tại Việt Nam gồm Gardasil và Gardasil 9. 2 loại vaccine này đều được sản xuất bởi thương hiệu dược phẩm Merck Sharp and Dohm tại Mỹ với các công dụng tương tự nhưng cải tiến hơn:

  • Gardasil: Phòng chống những bệnh gây ra bởi chủng virus HPV 6, 11, 16, 18 gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mụn cóc phụ khoa, ung thư hậu môn.
  • Gardasil 9: Là phiên bản nâng cấp hơn so với Gardasil. Ngoài 4 loại virus trên thì vaccine còn làm giảm tỉ lệ mắc tổn thương tiền ung thư cùng những bệnh khác do virus HPV 31, 33, 45, 52, 58 gây ra.

Thời gian tiêm HPV cách nhau bao lâu?

Bất kỳ loại vaccine nào cũng có thời gian và khoảng cách tiêm khác nhau. Đối với vaccine ngừa ung thư cổ tử cung thì thắc mắc các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu được nhiều người chú ý. Việc nên tiêm HPV mấy mũi là đúng chuẩn sẽ phụ thuộc vào loại vaccine mà bạn chọn. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì phác đồ tiêm ngừa cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo vaccine phát huy công dụng tốt nhất.

Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

Thời gian tiêm HPV cách nhau bao lâu là thắc mắc phổ biến của các chị em

Đối với vaccine Gardasil, mọi đối tượng tiêm ngừa sẽ phải hoàn thành đủ 3 mũi. Mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 tháng, mũi 3 tiêm cách mũi đầu 6 tháng để nhắc lại. Đối với vaccine Gardasil 9, bác sĩ sẽ có nhiều khuyến cáo về lịch tiêm ngừa tùy vào độ tuổi và phác đồ tiêm. Chẳng hạn như:

  • Phác đồ tiêm 2 mũi: Đối với những trẻ từ 9 đến 15 tuổi. Thời gian tiêm mũi 2 cách mũi tiêm đầu tiên từ 6 đến 12 tháng.
  • Phác đồ tiêm 3 mũi: Đối với người từ 9 đến 26 tuổi. Thời gian tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 2 tháng, mũi 3 cách mũi 1 4 tháng.
  • Phác đồ tiêm nhanh 3 mũi: Đối với người từ 15 đến 26 tuổi. Thời gian tiêm mũi 2 sẽ cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi 3 sẽ cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Khi chọn phác đồ tiêm HPV, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng thời gian được khuyến cáo nhằm giúp vaccine đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến cáo cho mọi đối tượng là nữ nhằm chủ động phòng chống ung thư. Bên cạnh thắc mắc tiêm HPV cách nhau bao lâu thì bạn cũng nên tìm hiểu đối tượng nên tiêm. Nhà sản xuất khuyến cáo, những người từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Trong đó, từ 9 đến 15 tuổi là thời điểm tốt nhất, vắc xin sẽ phát huy tác dụng tối đa vì cơ thể lúc này chưa có phơi nhiễm HPV.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh không?

Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV
Người từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm HPV

Ở những người từ trên 26 tuổi và dưới 40 tuổi cũng có thể tiêm phòng HPV nhưng hiệu quả sẽ không đảm bảo bằng. Nguyên nhân là cơ thể lúc này đã chứa virus HPV. Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này và có nhu cầu chích ngừa thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định phù hợp.

Lưu ý khi tiêm ngừa vacxin HPV

Việc các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu cũng cần bạn đảm bảo đúng lịch tiêm nhằm giúp tác dụng đạt được tốt nhất. Một số lưu ý bạn cần biết khi tiêm phòng HPV bao gồm:

  • Thông báo với bác sĩ trước khi chích ngừa nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.
  • Kiểm tra sàng lọc phụ khoa và tầm soát ung thư trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.
  • Vaccine HPV nằm trong nhóm dễ khan hiếm, nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Bạn hãy chọn nơi uy tín, có dịch vụ giữ thuốc nhằm đảm bảo không làm gián đoạn lịch tiêm.
  • Nên hoàn thành tiêm HPV trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng.
  • Tiêm phòng HPV không gây tác dụng phụ nghiêm trọng hay ảnh hưởng khả năng sinh sản.
  • Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình có thể xảy ra sau khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung mà bạn có thể gặp phải là sốt nhẹ, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu, tiêu chảy, đau bụng… Nếu gặp phải trường hợp trên hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào khác, bạn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ hoặc nơi tiêm ngừa để được hướng dẫn xử trí đúng cách.

Các mũi tiêm HPV cách nhau bao lâu? Lưu ý cần biết khi tiêm HPV

>>>>>Xem thêm: Thuốc đặt trị nấm candida cho bà bầu có những loại nào?

Mệt mỏi là một trong các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine HPV

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc tiêm HPV cách nhau bao lâu. Bạn hãy chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vacxin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *