Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

Khi tìm hiểu về các kiểu liệt do chấn thương tủy sống, chúng ta sẽ nhận ra tùy vào mức độ thương tổn mà người bệnh có thể bị liệt một phần hoặc gần như toàn phần. Và để biết rõ hơn về vấn đề này thì bạn hãy tham khảo ngay những thông tin mà KenShin sẽ tổng hợp sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

Khi tủy sống bị chấn thương sẽ có rất nhiều triệu chứng phát sinh nhưng nghiêm trọng nhất phải kể đến tình trạng liệt hay hiểu đơn giản là mất khả năng di chuyển. Vậy đâu là các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất?

Chấn thương tủy sống và hệ lụy đi kèm

Chấn thương tủy sống phát sinh chủ yếu do va chạm cơ học và thường xuất hiện trong các tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… Chúng thường biểu hiện ra bên ngoài thông qua một số dấu hiệu chỉ điểm sau:

  • Đau nhức, tê cứng toàn bộ hoặc một vài điểm trọng yếu dọc theo cột sống;
  • Tay chân tê bì, ngứa, nóng râm ran hoặc co giật bất thường;
  • Đi lại khó khăn, khả năng giữ thăng bằng kém và thường xuyên vấp ngã;
  • Yếu hoặc liệt cơ từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng;
  • Lưng bị lệch, cong vẹo cột sống và không thể trở lại tư thế bình thường;
  • Khó thở, vã mồ hôi, thân nhiệt trồi sụt thất thường;
  • Đi ngoài và tiểu tiện không kiểm soát;
  • Xúc giác bị ảnh hưởng, không cảm nhận được nóng, lạnh hoặc đau đớn trên da.

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

Chấn thương tủy sống có thể gây liệt một phần cơ thể

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống

Dưới đây là một số kiểu liệt có liên quan mật thiết đến chấn thương ở vùng tủy sống:

Liệt một chi

Tình trạng này được xác nhận khi một tay hoặc một chân của người bệnh không còn khả năng cử động. Liệt một chi có thể phát sinh do đột quỵ, tổn thương não hoặc tổn thương tủy sau sang chấn.

Trong trường hợp tủy sống bị tổn thương ở một vùng nào đó, chúng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động chi. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời, ngắn hạn vì dây thần kinh không bị cắt đứt hoàn toàn và người bệnh sẽ có nhiều chuyển biến đáng kể sau khi can thiệp bằng vật lý trị liệu.

Liệt nửa người

Trước tiên cần phải khẳng định rằng liệt nửa người chủ yếu do tổn thương não gây ra. Thế nhưng, khi chấn thương tủy sống ở mức độ nặng thì chúng cũng ảnh hưởng liên đới lên não bộ và trong một số trường hợp vẫn gây ra hiện tượng liệt nửa người.

Đặc trưng của kiểu liệt này là nửa thân bên phải hoặc bên trái của người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, di chuyển. Chúng biểu hiện ở cả phần mặt, tay và chân cùng bên. Đặc biệt hiện tượng trên không xuất hiện đột ngột mà bắt đầu từ những dị cảm dạng châm chích, sau đó là yếu cơ rồi mất dần chức năng cho đến khi bất động hoàn toàn. Do đó, ngay khi thấy có biểu hiện bất thường ở một nửa cơ thể, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Khi bị liệt nửa người, tay là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi can thiệp bằng các liệu pháp vật lý trị liệu, cơ mặt và cơ chân có thể phục hồi gần như bình thường nhưng khả năng đáp ứng điều trị ở vùng tay thì khá hạn chế.

Liệt chi dưới

Trong các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thì liệt chi dưới là dạng điển hình và thường gặp nhất. Người bệnh bị bất động từ phần eo xuống bàn chân. Và không chỉ là mất khả năng cử động, các hoạt động sống khác như bài tiết, tiêu hóa,… ở nửa thân dưới cũng trong tình trạng tê liệt, mất kiểm soát.

Khảo sát thực tế cho thấy khi tủy sống bị thương tổn ở dưới đốt sống ngực thứ nhất thì hiện tượng liệt chi dưới sẽ rất dễ xảy ra. Trong trường hợp này thì khả năng phục hồi bình thường rất hạn chế kể cả khi dùng kết hợp nhiều phương pháp can thiệp.

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

Trong số các kiểu liệt do chấn thương tủy sống, liệt chi dưới là thường gặp nhất

Liệt tứ chi

Đặt tên là liệt tứ chi nhưng thực ra trong dạng liệt này, toàn bộ phần thân mình từ cổ trở xuống đều không có khả năng cử động. Nghe qua thì rất trầm trọng nhưng thực chất mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Cụ thể, nếu vấn đề này phát sinh do chấn thương hoặc đột quỵ ở mức độ nhẹ thì chúng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn hạn, người bệnh sẽ tự động phục hồi sau khi có can thiệp y khoa. Tuy nhiên nếu tổn thương ở mức độ nặng, gây đứt lìa tổ chức thần kinh và không có khả năng hàn gắn lại thì người bệnh sẽ phải chung sống với thực trạng trên cả đời.

Phương pháp chẩn đoán

So với việc chẩn đoán các bệnh lý khác thì chẩn đoán liệt do chấn thương tủy sống dễ dàng hơn nhiều, nhất là khi chỉ bằng mắt thường bạn cũng có thể xác định tình trạng liệt của người bệnh. Có điều chúng ta cần phải xác định rõ căn nguyên, tức là liệt phát sinh do đâu, tủy sống tổn thương ở vị trí nào và phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp.

Trong một diễn biến khác, liệt mặt, chi hay thân mình còn có thể nhìn thấy nhưng liệt nội tạng thì cần phải dùng đến các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu như chụp cộng hưởng từ, chụp CT hoặc chụp X-quang,…

Tìm hiểu thêm: Chi phí bơm tinh trùng giá bao nhiêu?

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất
Chụp cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán nguyên nhân gây liệt

Qua thăm khám, nếu các chuyên gia y tế đánh giá liệt có thể do chấn thương tủy gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang tủy cản quang để xác minh rõ căn nguyên. Để thực hiện kỹ thuật trên, người can thiệp sẽ tiêm thuốc cản quang vào dây thần kinh tủy. Điều này sẽ khiến chúng trở nên nhạy hơn trước ánh sáng và biểu thị rõ hình thái, đặc tính hoạt động ngay trên phim X-quang.

Ngoài ra, xét nghiệm điện cơ cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp. Khi thực hiện, thông qua cảm biến các nhân viên y tế có thể kiểm tra chính xác hoạt động điện của cơ bắp vùng tay/chân bị liệt.

Cách thức can thiệp, hỗ trợ

Như đã nhắc đến ở trên, đa phần các trường hợp liệt do chấn thương tủy sống rất khó để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên nếu tích cực can thiệp thì điều kỳ diệu vẫn có thể xảy ra. Và để lên kế hoạch điều trị thì tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân phát sinh cũng như sức khỏe, độ tuổi người bệnh mà các bác sĩ có thể sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật để giải ép, đấu nối dây thần kinh hoặc cắt bỏ (nếu hoại tử);
  • Can thiệp bằng vật lý trị liệu (được áp dụng cho hầu hết các trường hợp);
  • Sử dụng thuốc (ví dụ: Tiêm Botox) để làm dãn cơ đối với những bệnh nhân bị liệt cứng;
  • Hỗ trợ việc đi lại của người bệnh bằng nạng, xe điện, xe lăn,…

Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Quá trình làm IVF mất bao lâu và gồm những bước nào?

Tập phục hồi chức năng cho người bị liệt

Trên đây là diễn giải chi tiết xoay quanh nội dung: “Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất”. Hi vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích trong bài viết này và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo đôi dòng chia sẻ của KenShin! Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *