Bạn đã từng rơi vào trường hợp dù đã ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, kiệt sức và buồn ngủ vào sáng ngày hôm sau. Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân đã nghỉ ngơi thật sự đầy đủ chưa? Trạng thái buồn ngủ quá mức vào ban ngày nguyên nhân là do đâu? Đây là triệu chứng điển hình của những hội chứng rối loạn giấc ngủ. Có lẽ bạn đang mắc phải chứng ngủ rũ, một hiện tượng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Bạn đang đọc: Buồn ngủ quá mức vào ban ngày nguyên nhân là do đâu?
Có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân khiến ai đó mặc dù đã ngủ đủ vào buổi tối nhưng lại thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là bệnh lý về rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân có thể do yếu tố nội tại bên trong cơ thể hoặc tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ. Buồn ngủ ban ngày gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bất thường của sức khỏe cần sớm được quan tâm.
Contents
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là gì?
Chứng ngủ rũ (còn gọi là bệnh ngủ gà) là một hội chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính, người bệnh luôn có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày và không thể kiềm chế lại được mặc dù đã ngủ đủ vào buổi tối hôm trước. Nguyên nhân gây ra các rối loạn giấc ngủ này là do yếu tố nội tại bên trong cơ thể hoặc do tác nhân bên ngoài tác động đến giấc ngủ.
Người mắc chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày thường xuyên cảm thấy khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng. Đôi khi trong giấc ngủ có thể xuất hiện những ảo giác (hay còn gọi là bóng đè). Người bệnh sẽ cảm thấy kém tỉnh táo, thiếu minh mẫn, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là người bệnh rất dễ rơi vào giấc dù ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ví dụ như đang làm việc, học bài, lái xe, đang ngồi ăn,… Lâu dần theo thời gian, có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn tập trung, trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra buồn ngủ quá mức
Hiện nay, tỷ lệ người mắc chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày đang tăng dần. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:
Các bệnh lý về thể chất
Khi mắc phải một bệnh lý khác về thể chất khiến người bệnh cảm thấy đau, khó chịu chẳng hạn như động kinh, co giật, viêm khớp, thoái hoá khớp, ung thư,… từ đó cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ, ngủ không đủ giấc và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Bệnh lý tâm thần kinh
Đa số các bệnh lý về tâm thần kinh đều gây ra tình trạng mất ngủ, giấc ngủ kém chất lượng và chứng ngủ ngày quá mức. Theo thống kê cho thấy, khoảng 80% người mắc bệnh trầm cảm có những triệu chứng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, không duy trì được giấc ngủ lâu dài hoặc ban ngày buồn ngủ quá mức. Những người bị mất ngủ mãn tính sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tâm thần, phổ biến nhất là rối loạn cảm xúc.
Thiếu ngủ
Khó khăn để đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, thậm chí chỉ cần một đêm thức trắng đã có thể ảnh hưởng đến năng lượng của bản thân và việc cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày cũng là lẽ tự nhiên. Nguyên nhân thường là do áp lực từ công việc hằng ngày và các vấn đề xã hội khác. Thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất của việc buồn ngủ quá mức vào ban ngày và hiện tượng này sẽ thuyên giảm nếu thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ được tăng lên.
Giấc ngủ bị tác động bởi các thói quen xấu
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá (đặc biệt sử dụng vào thời điểm gần giờ đi ngủ hoặc vào buổi chiều đối với những người dễ nhạy cảm), tập thể dục nặng, hưng phấn quá mức vào cuối ngày cũng là những lí do có thể làm bạn mất ngủ. Ngủ trưa là tốt nhưng ngủ quá nhiều hoặc ngủ vào buổi chiều tối cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối. Những điều này khiến cho cơ thể không ngủ đủ giấc hoặc làm giảm chất lượng giấc ngủ vào buổi tối nên sẽ gây ra triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Rối loạn nhịp sinh học
Ánh sáng là nhân tố ngoại cảnh quyết định chính đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi trời sáng, nhịp sinh học tạo ra tín hiệu để chúng ta tỉnh giấc và tỉnh táo, ngược lại khi không gian chìm trong bóng tối, sẽ kích thích tạo ra nhiều hormone melatonin để gây buồn ngủ. Khi phải làm việc, sinh hoạt về đêm tức là bạn đang đi ngược với nhịp sinh học của cơ thể. Lâu dần, ánh sáng sẽ không còn tác dụng trong việc điều hoà nhịp sinh học. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc ngủ (benzodiazepin), thuốc an thần, thuốc kích thích hệ thần kinh, thuốc chống co giật hay các chế phẩm về hormone, chất chống chuyển hoá, rượu,… có thể gây kích thích hưng phấn hoặc gây mất tinh thần. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều hoà chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Và kết quả là cơ thể bạn bị suy nhược, cần được nghỉ ngơi, luôn cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Tìm hiểu thêm: cccc
Cách để cải thiện tình trạng buồn ngủ quá mức
Để điều trị triệt để tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và điều trị theo kế hoạch của các chuyên gia. Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ dưới đây để cải thiện sức khỏe và giấc ngủ, hạn chế tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
- Điều hòa giấc ngủ bằng cách duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều và tối, tránh sử dụng ánh sáng trong lúc đi ngủ, giữ cho phòng tối, yên tĩnh, ngủ trên một tấm nệm sao cho thật thoải mái.
- Tham gia vào các hoạt động thể thao vào ban ngày để cung cấp năng lượng, nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
- Giải trí đầu óc sau những giờ làm căng thẳng, giảm stress cho bản thân như đi chơi với bạn bè, nghe nhạc, xem phim,…
- Ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất, nên ăn những thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ.
- Trong trường hợp nếu bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý, hãy dũng cảm vượt qua nó bằng cách trò chuyện với những chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Họ sẽ giúp bạn thoát khỏi những tiêu cực, thay đổi lối sống hoặc có khuyến nghị về việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng hiện tại.
- Đối với các tình trạng như đau do một bệnh lý khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cho kế hoạch điều trị giảm nhẹ và tư vấn thêm về chế độ ăn uống, chăm sóc hồi phục sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Trị liệu tâm lý có hiệu quả không? Các liệu pháp phổ biến hiện nay
Tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ quá mức vào ban ngày kéo dài, cơ thể thiếu năng lượng, uể oải, lờ đờ trước khi bắt đầu một ngày mới là cảm giác vô cùng khó chịu. Hãy lắng nghe cơ thể mình, chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp để giúp bản thân thức dậy vào buổi sáng nhưng vẫn sảng khoái và tràn đầy sức sống. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị khắc phục tình trạng này, cân bằng lại cuộc sống cho mình bạn nhé!