Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa

Về cơ bản, biến chứng sau phẫu thuật gãy xương không thể loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bạn trang bị đủ kiến thức nền, tuân thủ đúng khuyến cáo của người điều trị thì rủi ro này sẽ được hạ xuống mức thấp nhất.

Bạn đang đọc: Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương là điều không ai mong muốn nhưng vì nhiều lý do, chúng vẫn có thể xảy ra. Tùy mức độ nghiêm trọng mà vấn đề sức khỏe này sẽ biểu hiện bằng các dấu hiệu tại chỗ (điểm sang chấn) hoặc ảnh hưởng trên phạm vi toàn cơ thể.

Tổng quan về phẫu thuật kết hợp xương

Phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp sử dụng công nghệ và thiết bị chuyên dụng để kết nối các xương nứt gãy lại với nhau nhằm điều chỉnh xương về kết cấu như ban đầu (tư thế giải phẫu).

Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp gãy xương nặng, nứt vỡ thành nhiều mảnh, độ di lệch cao và có thể đi kèm trật khớp. Về cơ bản, phẫu thuật kết hợp xương có hiệu quả điều trị cao, được áp dụng phổ biến từ bệnh viện tuyến huyện tới trung ương. Và nếu thực hiện theo quy chuẩn, chăm sóc phục hồi đúng cách thì chúng thường ít để lại biến chứng.

Để kết hợp các xương bị đứt gãy, người ta có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp:

  • Dùng nẹp vít: Kết hợp xương bằng nẹp vít là lựa chọn ưu tiên trong trường hợp gãy nhiều mảnh, vết gãy phức tạp và ảnh hưởng đến nhiều khu vực lân cận. Ngoài ra phương pháp này còn có tính ứng dụng cao vì chi phí thấp, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều bệnh nhân.
  • Đóng đinh nội tủy: Thường được áp dụng cho các kiểu gãy xương đơn giản, hầu như không di lệch (gãy vững). Ưu điểm là thao tác nhanh gọn, không mở ổ gãy nhưng vẫn đem đến hiệu quả kết nối xương cực tốt.
  • Cố định ngoài: Thường được chỉ định trong trường hợp gãy hở đi kèm nguy cơ cao.

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa

Dùng nẹp vít là một trong 3 phương pháp cố định xương gãy

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương

Như đã nhắc đến ở trên, phẫu thuật kết nối xương thường ít để lại biến chứng. Tuy nhiên điều này không phải là không thể xảy ra và trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cơ bản sau:

Đau hậu phẫu

Đây là biến chứng khó tránh khỏi nhưng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Việc đụng chạm dao kéo đương nhiên sẽ tác động lên các thụ quan tiếp nhận cảm giác đau và chúng phát ra tín hiệu này nhằm mục đích bảo vệ cơ thể. Cơn đau đến từ hai căn nguyên chính, một là sự kết hợp xương, hai là do vết mổ. Chúng biểu hiện rõ ràng nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt là khi thuốc gây mê/gây tê hết tác dụng. Nhìn chung cơn đau sẽ thuyên giảm dần và thường kéo dài không quá 72 giờ.

Chảy máu

Chảy máu sau mổ là một hiện tượng sinh lý bình thường. So với các vết thương nhỏ, phạm vi ảnh hưởng của vết mổ thường sâu và rộng hơn nên mặc dù đã sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ, quá trình cầm máu vẫn diễn ra chậm hơn so với bình thường. Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vết mổ sẽ cầm máu sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên sẽ vẫn có hiện tượng chảy dịch trong 1 tuần sau đó. Và nếu người bệnh cử động mạnh, gây nứt vết thương thì hiện tượng trên có thể tái diễn.

Sưng nề, bội nhiễm

Sưng phù có thể phát sinh các mạch máu bị chèn ép trong quá trình phẫu thuật, từ đó làm cản trở lưu thông. Bên cạnh đó, đây cũng là biểu hiện bên ngoài của tình trạng bội nhiễm do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây hại trên vết thương. Biến chứng trên thường đi kèm hiện tượng mưng mủ và nếu không xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa

Nếu không thực hiện tốt khâu vệ sinh vết mổ, bội nhiễm sẽ rất dễ xảy ra

Loạn khuẩn đường ruột

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, người bệnh thường được kê thuốc kháng sinh dùng trong thời gian dài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Ngoài cách liệt kê nói trên, các chuyên gia y tế còn phân loại biến chứng dựa vào khu vực và phạm vi tác động của chúng, cụ thể như sau:

  • Biến chứng tại chỗ: Là biến chứng ngay ở vị trí phẫu thuật, điển hình là tình trạng chậm liền xương, liền nhưng di lệch, không liền xương, dập mạch máu, teo cơ, tổn thương thần kinh, viêm tủy xương,… Những biến chứng này liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của sang chấn và sự không phù hợp của phương pháp điều trị.
  • Biến chứng toàn thân: Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phải đối diện với một số biến chứng toàn thân như: Viêm phổi, loét vùng cơ/da bị tì đè, viêm đường tiết niệu, táo bón,… Vấn đề trên chủ yếu do bệnh nhân phải nằm một chỗ trong suốt thời gian dài.

Tìm hiểu thêm: Người 40 tuổi huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa
Hạn chế vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau khi phẫu thuật gãy xương

Cách phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng

Để phòng ngừa và giảm triệt để nguy cơ biến chứng sau điều trị gãy xương bằng phẫu thuật thì người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Chọn địa chỉ can thiệp uy tín, được bệnh nhân, người nhà và giới chuyên môn đánh giá cao để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý, dị ứng và sử dụng thuốc để bác sĩ cân nhắc việc dùng thuốc và lên phác đồ điều trị.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện chuẩn chỉnh theo hướng dẫn của các chuyên viên y tế để tối ưu hiệu quả điều trị.
  • Nếu có vấn đề gì bất thường cần liên hệ ngay với các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời, đúng cách. Đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu đáng ngại như: Đau quá mức chịu đựng, ra máu nhiều và không cầm lại được, các chi bị tê bì, dị cảm do bị chèn ép khoang, sốt, phát ban, mẩn ngứa, khó thở,…
  • Ăn uống vừa sức, chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa, sử dụng đồ ăn dễ tiêu và bổ dưỡng như cháo, sữa, yến,… Chú ý không kiêng khem quá nhiều và bổ sung thức ăn giàu canxi để hỗ trợ quá trình làm lành xương sau phẫu thuật. Đặc biệt là tránh xa các thực phẩm và đồ uống kém lành mạnh (cay nóng, nhiều đường, đồ chế biến sẵn, rượu bia,…).
  • Vận động nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Trong giai đoạn phục hồi, nếu bạn chỉ nằm một chỗ sẽ rất dễ bị teo cơ, cứng khớp và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay hằng ngày hoặc ngay khi bị nhiễm bẩn để phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ. Đặc biệt là không được tự ý vệ sinh hoặc rút dẫn lưu, thay băng,…

Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tâm lý bất ổn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì để giúp con

Vận động đúng cách sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của KenShin về biến chứng sau phẫu thuật gãy xương. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, người bệnh có thể chặn đứng mọi nguy cơ để nhanh chóng phục hồi thể lực sau điều trị. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *